BÀI VIẾT MỚI
Showing posts with label Văn hóa - Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa - Giáo dục. Show all posts

Sững sờ trước vườn hồng 3,5 ha tuyệt đẹp vừa nhận kỷ lục Việt Nam

Vườn hồng rộng 3,5 ha, hơn 600.000 gốc với 150 loại hồng trong nước và nhập ngoại tại khu du lịch sinh thái ở Ba Vì, Hà Nội đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao kỷ lục Vườn hồng lớn nhất Việt Nam.
Vườn hồng rộng tới 3,5 ha
Để có được vườn hồng lớn kỷ lục, đội ngũ làm vườn của khu du lịch sinh thái Paragon Hill thuộc thôn Muồng Cháu, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội đã tập trung ươm trồng trong suốt 2 năm qua.
Có tới hơn 600.000 gốc hồng khoe sắc tại đây
150 giống hoa hồng đã được chăm sóc tại vườn hồng
Cho tới thời điểm này, đã có hơn 150 loài hồng được đưa về trồng và chăm sóc tại đây. Lãnh đạo khu nghỉ dưỡng chia sẻ, để hoa hồng nở quanh năm, tạo thành một thung lũng ngập tràn hương sắc, các giống hồng được chia thành nhiều khu, trồng xen kẽ với chế độ chăm sóc đặc biệt để không bị sâu bệnh, bảo đảm luôn có hoa tươi phục vụ khách du lịch thưởng lãm.
Khu vườn vừa nhận kỷ lục vườn hồng lớn nhất Việt Nam chiều 3-3
Sức hấp dẫn khó cưỡng của vườn hồng
Chiều 3-3, Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức trao kỷ lục quốc gia cho khu du lịch sinh thái Paragon Hill với 3 hạng mục: Vườn hồng lớn nhất Việt Nam, khu du lịch có nhiều nhà sàn nhất Việt Nam, khu du lịch có chú lợn bằng hoa hồng lớn nhất Việt Nam.
Phong cảnh tuyệt đẹp của khu vườn…
…Khiến rất nhiều người thích thú
Nói thêm về kỷ lục chú lợn lớn nhất Việt Nam được làm bằng hoa hồng tươi (cao 4 m, rộng 4,5 m, ngang 2,5 m), Ông Nguyễn Tiến Sơn, Tổng giám đốc Paragon Hill, cho biết thêm để có được chú lợn này cần hơn 10.500 hoa hồng tươi. “Với số lượng hoa rất lớn từ vườn hồng, chúng tôi sẽ sẽ được thường xuyên thay hoa để đáp ứng nhu cầu thưởng thức, “check in” của du khách” – ông Sơn nói.

Khu vực vườn hồng lớn cũng được bảo đảm áp dụng kỹ thuật chăm sóc để không bị sâu bệnh, bảo đảm luôn có hoa tươi phục vụ khách du lịch thưởng lãm.

Những hình ảnh đẹp về khu vườn hồng kỷ lục Việt Nam:
Một nữ du khách tham quan vườn hồng
Nguồn NLĐ

Ghê tởm với loạt tin nhắn của thầy chủ nhiệm U.40 với nữ sinh lớp 10 ở Thái Bình

Loạt tin nhắn thầy giáo chủ nhiệm trường chuyên có tiếng ở Thái Bình tán tỉnh và gạ tình nữ sinh lớp 10 khiến dân mạng sôi sục.
Thời gian qua, hàng loạt thầy giáo bị phanh phui chuyện xâm hại tình dục học sinh. Mới đây, một thầy giáo ở trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị phụ huynh tố cáo có hành vi dâm ô với 15 nữ sinh lớp 5.
Sự việc chưa lắng xuống, dân mạng cảm thấy ghê tởm khi đọc loạt tin nhắn thầy giáo tán tỉnh và gạ tình nữ sinh lớp 10 ở Thái Bình.
“Nhớ đến cồn cào”;
“5-6 giờ chiều thầy trò m.ì.nh ra khu đô thị Trần Hưng Đạo cũng tiện mà”;
“Chờ mai kia còn lấy sức tận hưởng cảm giác ngọt ngào bên em”,
“Muốn em quyện vào thầy khi ở bên nhau”;
“Em cứ nghĩ thầy là người đầu tiên trong đời làm em cảm thấy hạnh phúc thực sự, là người đàn ông yêu em hết mực”;
“Ở chỗ tập thể thầy khó chịu vô cùng. Gần bên em làm chẳng làm được gì, tức quá”;
“Đêm qua thầy ngủ không được vì thầy đã giành tình cảm quá lớn cho em”;
Đó là những lời tán tỉnh và gạ tình gây sởn gai ốc mà thầy chủ nhiệm gửi cho nữ sinh đáng tuổi con m.ì.nh.
Loạt tin nhắn thầy T tán tỉnh và gạ tình nữ sinh 16 tuổi bị pha’t tán trên Facebook.
Theo N.T.L.A, người c.ô.ng khai loạt tin nhắn này, thầy giáo kia tên T, hơn 40 tuổi, đã có gia đình và c.ô.ng tác lâu năm ở trường chuyên có tiếng thuộc tỉnh Thái Bình.
Ban đầu nữ sinh khó chịu khi nhận tin nhắn tán tỉnh từ thầy T nhưng sau đó bị cưa đổ trước lời mật ngọt của ông ta.

Thầy T căn dặn xóa tin nhắn nhưng nữ sinh kia không làm theo và đưa cho bạn thân đọc để rồi bị chụp lại. Sau đó, bạn của nữ sinh pha’t tán loạt tin nhắn này trong nhóm Facebook của lớp.

Khi quá sức chịu đựng vì bị thầy T liên tục quấy rối, nữ sinh đã kể lại với ban giám hiệu. Thế nhưng, có lẽ vì sợ danh tiếng của trường bị ảnh hưởng nên ban giám hiệu làm ngơ và tiếp tục để thầy T công tác.
Hiện cả thầy T và nữ sinh đều đã khóa Facebook cá nhân.
Về hành vi băng hoại đạo đức của thầy T, em N.T.L.A chia sẻ: “Cha mẹ yên tâm gửi con tới trường, nhưng không hề hay biết thầy giáo chủ nhiệm lại là yêu râu xanh, chuyên đi gạ tình học sinh. Đây là tin nhắn giữa thầy giáo chủ nhiệm hơn 40 tuổi và cô bé học sinh lớp 10.
Em ấy rất khó chịu nhưng vì nếu không nhắn lại thì sẽ bị trù khi đi học nên em không dám nói ra. Khi mọi việc quá sức chịu đựng, em ấy nói với ban giám hiệu thì họ vẫn để thầy tiếp tục sự nghiệp “trồng người” dù đây là lần thứ 2 có học sinh t.ố c.á.o thầy. Đây là 1 ngôi trường có tiếng ở Thái Bình ạ. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy cố gắng theo dõi, quan tâm tới con m.ì.nh nhiều hơn. Thật sự kinh tởm!”.

Trước việc nhiều người muốn biết danh tính và số điện thoại của thầy giáo yêu râu xanh, N.T.L.A cho biết: “Thầy đã khóa Facebook và gần như tất cả học sinh biết chuyện này đều phải khóa Facebook rồi ạ. Thế nên mọi người đừng hỏi cháu Facebook và số điện thoại của thầy ạ!”.
Có người cho biết thầy T từng gạ tình 3 nữ sinh.
“Những tin nhắn này đã bị cấm, không được truyền ra ngoài. Cháu đăng để mọi người biết sự tha hóa của xã hội thôi chứ không cố ý hủy hoại danh tiếng của nhà trường. Chúng cháu cũng rất vất vả khi ôn luyện vào trường, chỉ là mọi sự chịu đựng đều có giới hạn.

Cháu không biết hành động của m.ì.nh có đúng không nhưng cháu đăng lên là muốn có người sẽ vào cuộc chứ không phải câu like ạ. Cháu nghĩ họ sẽ làm theo quy trình như những chuyện khác”, N.T.L.A tâm sự thêm.

Một học sinh ở An Giang bị thầy giáo đánh vẹo cột sống vì không thuộc bài

Ngày 24/2, ông Lê Văn Còn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Tân, An Giang cho biết, đang chờ bản tường trình của thầy giáo Lê Trường Thọ, chủ nhiệm lớp 7A3 Trường THCS Long Hòa, xã Long Hòa về việc đánh một học sinh trong lớp đến vẹo cột sống.
Trường THCS Long Hà nơi em T học.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, nạn nhân của vụ việc trên là em P.T.M.T., học sinh lớp 7A3.Chẩn đoán của Bác sĩ ở Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. HCM ghi rõ em bị vẹo cột sống. (Ảnh: Bửu Đấu) 
Em T. cho biết, ngay từ đầu năm thầy Lê Trường Thọ – giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 đã đặt ra nội quy, theo đó học sinh bình thường không thuộc bài sẽ bị thầy đánh 2-3 cây (loại cây rộng bằng 2 ngón tay và dài chừng 1m). 

Nếu ai có “chức vụ” (tổ trưởng, phó, lớp trưởng, lớp phó) sẽ cộng thêm “số 0″ ở phía sau (tức 20-30 cây). Còn “từ chức” bị đánh 40 cây.

Vào ngày 19/1, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thầy Thọ phát hiện em T. không thuộc bài nên la rầy. Ngay sau đó, em T. xin “từ chức” tổ trưởng môn Địa. Sau đó, thầy yêu cầu em T. lên bảng đứng chịu phạt đánh 100 cây.

Trước khi đánh, thầy Thọ vẽ vòng tròn bằng phấn rồi kêu em đứng vào vòng đó. Nếu trong lúc bị đánh mà chân di chuyển chạm lằn ranh vòng tròn hoặc ra khỏi vòng sẽ đánh lại từ đầu. 

Theo Báo Đất Việt, Khi thầy Thọ đánh được khoảng 10 cây thì T. đau và khóc. Thấy vậy, nhiều bạn khác trong lớp tình nguyện lên “chịu tiếp”. Khi hết đau, em lại tiếp tục bị đánh.

“Tổng số con bị thầy đánh khoảng 30 cây. Nếu tính của con và các bạn bị đánh tiếp thì khoảng 72 cây. Thầy nói, số còn lại cho nợ 28 cây nhưng sang tuần sau sẽ “nở” thành 32 cây”, T. nói.

Về nhà T. kêu đau nên được bố mẹ đưa lên TP. HCM thăm khám. Các bác sĩ kết luận T. bị vẹo cột sống.
Hồ sơ em T. đi Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM ngày 20/2 vừa qua. Phía gia đình khẳng định do thầy Thọ gây ra. (Ảnh: Bửu Đấu)
Trong buổi trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường, thầy Thọ đã thừa nhận việc đánh em T. rồi có nhiều em khác nên chịu đòn tiếp.

Nói về việc này, ông Trần Thiện Chơn – Hiiệu trưởng trường THCS Long Hòa cho biết, trường rất bất ngờ khi biết tin thầy Thọ đánh học sinh “tàn nhẫn” vậy. 

Mới đây, trường đã thành lập đoàn gồm 10 thầy cô giáo đến gia đình em T. để xin lỗi, nhưng hai bên đã có lời qua tiếng lại nên sự việc chưa được giải quyết. 

Gia đình em T. đã đăng những thông tin này lên mạng xã hội nên hiện tại công an xã, huyện đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc này.

“Nói gì thì nói chứ đánh học sinh như vậy là sai rồi. Thầy Thọ xin lỗi gia đình em T. vì đánh đập em như thế. Còn tôi đã yêu cầu thầy Thọ làm giải trình. Thầy Thọ nhìn nhận có đánh 1 em và sau đó nhiều em khác lên chịu tiếp”, ông Chơn nói.

Theo ông Chơn, quy định của trường không bao giờ có việc đánh học sinh không thuộc bài mà “cái này do thầy tự đặt ra”.

Còn em T. cho biết, hiện tại em đã làm đơn xin chuyển trường khác do “bị áp lực tinh thần quá vì không ai tin thầy đánh em như vậy”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng huyện Phú Tân tiếp tục xử lý.

Khôi Minh (doisongphapluat.com)

Tiền Giang: Hai em học sinh dự thi Olympic quốc tế

Hai em Phạm Trần Minh Nhật (giải Nhất môn Sinh học) và em Nguyễn Tấn Đạt (giải Nhì môn Sinh học) của Trường THPT Chuyên Tiền Giang được chọn dự thi Đội tuyển Olympic quốc tế vào tháng 3-2019 sắp tới.
Hai em Phạm Trần Minh Nhật và Nguyễn Tấn Đạt
Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2019 diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15/01/2019, Tiền Giang 56 thí sinh dự thi với 10 môn. Kết quả có 8 thí sinh đoạt giải ở 4 môn thi gồm ngữ văn, sinh học, tin học và địa lý.

Trong đó, Trường THPT Chuyên Tiền Giang đoạt 6 giải, Trường THPT Đốc Binh Kiều đoạt 1 giải và THPT Chợ Gạo đoạt 1 giải. Hai em Phạm Trần Minh Nhật (giải Nhất môn Sinh học) và em Nguyễn Tấn Đạt (giải Nhì môn Sinh học) của Trường THPT Chuyên Tiền Giang được chọn dự thi Đội tuyển Olympic quốc tế vào tháng 3-2019 sắp tới.

Hiệu trưởng không còn là công chức thì làm không được, cho nghỉ luôn

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: “Việc hiệu trưởng không còn được xếp là công chức và được trả lương theo vị trí việc làm là điều tích cực”.

Chiếu theo quy định trong dự thảo Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến thì hiệu trưởng ở các trường phổ thông công lập không còn là công chức nữa.

Quy định mới này khiến nhiều người băn khoăn cho rằng, nếu hiệu trưởng không còn là công chức nữa thì những quyền hạn của hiệu trưởng có giảm bớt so với hiện nay không?

Hay khi hiệu trưởng không là công chức nữa thì có khích lệ, động viên được hiệu trưởng làm việc tốt hơn bây giờ?
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) ảnh nguồn giaoduc.net.vn.
Trước những ý kiến trên, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, thầy rất hoan nghênh nội dung của dự thảo lần này.

Theo thầy Khang: “Việc hiệu trưởng không còn được xếp là công chức và được trả lương theo quy định: “Từ năm 2020 viên chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm” là điều tích cực.

Các trường công lập sẽ có 3 thang bảng lương khác nhau đó là: Bảng lương viên chức quản lý; Bảng lương giáo viên đứng lớp; Bảng lương nhân viên”.

Tâm sự thêm xung quanh vấn đề này, thầy Khang chia sẻ:

“Tháng 9/1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (phụ trách khối Văn Xã) đến thăm trường Marie Curie, trường báo cáo cách thức trả lương của nhà trường.

Theo đó, trường trả lương vào việc mà không trả lương vào người. Nghĩa là đã có ba-rem tiền của các công việc, ai làm việc gì thì cộng tất cả tiền của các công việc đó lại thành lương.

Phó Thủ tướng nói: “Tuyệt vời, trường công cũng nên trả lương theo cách này!”.

Phân tích thêm về sự thay đổi và xu thế trong việc quản lý nhà trường phổ thông công lập hiện nay thầy Khang cho biết: “Nhà nước là chủ thể trường công, tất cả các thành viên (viên chức) hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, nhân viên… đều được nhà nước “thuê” về làm việc cho trường.


Vì thế, ai làm được việc thì giữ, không làm được việc thì nghỉ… Hợp đồng lao động xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động (Nhà nước) và người lao động”.

Cũng liên quan đến vấn đề này phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Vũ Đăng Minh, chánh văn phòng Bộ Nội vụ.

Ông Minh chia sẻ rằng, tới đây quy định công chức theo hướng chỉ áp dụng với các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…còn lại các đơn vị sự nghiệp mang tính chất dịch vụ công thì sẽ là viên chức kể cả người đứng đầu.

Trường phổ thông bình thường hoàn toàn làm dịch vụ giáo dục nên hiệu trưởng không còn là công chức nữa mà là viên chức.

Cũng theo ông Minh:

“Mặc dù hiệu trưởng không là công chức nữa nhưng theo chức năng nhiệm vụ, tinh thần phân cấp thì hiệu trưởng vẫn nắm giữ vai trò quản lý.

Do chủ trương đẩy mạnh phân cấp, đi kèm với phân cấp là điều kiện nên tới đây còn giao quyền nhiều hơn cho hiệu trưởng.

Việc giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng như trao quyền cho tướng quân tại ngoại.


Tức là tăng quyền tự chủ cho hiệu trưởng vì thế việc hiệu trưởng có là công chức hay viên chức thì không làm thay đổi vai trò chức năng của hiệu trưởng”.

Căn cứ vào bản giải trình của dự thảo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì quy định công chức bao gồm cả những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên thực tế đã phát sinh một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo đó viên chức được bổ nhiệm vào bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hầu hết không muốn chuyển sang giữ ngạch công chức.

Trong khi đó các trường hợp công chức được điều động sang làm lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập thì đương nhiên vẫn giữ ngạch công chức.

Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý đối với đối tượng này.

Đồng thời, việc quy định áp dụng Luật Cán bộ công chức đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cũng không phù hợp với thực tiễn và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thôi việc, kỷ luật đối với đội ngũ này.

Ngoài ra, để bảo đảm sự liên thông, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện giữa các quy định của Đảng và pháp luật trong công tác cán bộ, việc nghiên cứu, sử dụng thống nhất khái niệm cán bộ, công chức trong các văn bản của Đảng với quy định của Luật Cán bộ, công chức là cần thiết.

Vì thế trong dự thảo luật lần này đã quy định, Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trinh Phúc/GDVN

Lớp học thành vựa đồng nát, giáo viên thành chủ ve chai

Câu chuyện đồng nát đừng bao giờ tiếp diễn, để nhà trường không bị chửi lây, để giáo viên chuyên tâm giảng dạy, để học sinh vô tư nghỉ ngơi, chơi Tết…

Ngày đầu năm trở lại trường, học trò vai mang cặp nặng trĩu, tay xách bị vỏ lon hối hả bước đi. Thương con, một số phụ huynh tay xách nách mang dùm cho con khỏi tội.

Một số cha mẹ, có lẽ do quá vội vì sợ trễ giờ làm nên miệng liên tục cáu gắt, chửi rủa “Quy ra bao nhiêu tiền nộp cho khỏe, bắt nộp vỏ lon kiểu này mệt mỏi hơn”.
Góc lớp thành nơi chứa vỏ lon (Ảnh tác giả)
Tiếng một phụ huynh bức xúc nói lớn “Nhà trường bắt nộp vỏ lon chẳng khác nào dạy trẻ đi ăn cắp”.

Thấy lạ, một số người xúm vào hỏi vì sao? Vị phụ huynh nói rằng có em nhà không có vỏ lon nên qua hàng xóm lấy trộm, bị phát hiện nên bị mấy đứa trẻ đánh cho. Người mẹ xót con cứ réo tên nhà trường mà chửi”.

Nghe câu chuyện cảm thấy xót xa, cũng oan cho nhà trường, bởi quy định nộp vỏ lon đâu phải từ nhà trường yêu cầu.

Đó là quyết định kí kết giữa Phòng giáo dục và Hội đồng đội thị xã.

Từng trường học dù không muốn cũng chẳng dám trái lệnh.

Bởi, nếu không chấp hành, cuối năm khi xếp loại thi đua thì hoạt động đội của trường sẽ bị xem xét.

Thế là dù không muốn, từng trường cũng phải triển khai xuống các lớp.

Giáo viên dù không muốn cũng phải triển khai đến học sinh.

Vậy là, đầu năm mới, thầy cô trở thành chủ vựa ve chai, học sinh trở thành người kiếm đồng nát và lớp học trở thành kho chứa những đồ phế thải kia.

Phát động học sinh nộp lon, có trường làm nhẹ nhàng được đâu hay đấy, giáo viên còn dễ thở đương nhiên học sinh cũng chẳng bị thầy cô làm khó.

Cực nhất là có trường đưa chỉ tiêu cột vào từng lớp và giáo viên chủ nhiệm.

Có giáo viên lại vì thành tích thi đua nên buộc tất cả học sinh phải nộp đủ (ít nhất là 20 vỏ lon, nhiều thì không giới hạn).

Em nộp nhiều vỏ lon được tuyên dương, em nộp ít hoặc không có bị thầy cô nhắc nhở nên học sinh khá sợ điều này. Nhà không có cũng phải ráng tìm cho có vỏ lon.

Vỏ lon học sinh mang nộp được tập trung cuối lớp (đợi đủ mới nộp về trường).

Để lâu, thế là cái nước bia ngà ngà đọng lại lâu ngày chảy rỉ ra cuối lớp bốc mùi thum thủm khiến bầu không khí vốn trong lành trở nên vô cùng khó chịu.

Thầy cô phải thu lai ra cả tuần mới đủ. Bởi có em nhớ, em quên nên không thể nộp cùng một lúc.

Hằng ngày đến lớp, thầy cô phải ngưng dạy tranh thủ nhận vỏ lon học sinh nộp, ghi chép số lượng, tên người nộp, nhắc nhở dăm ba câu những học sinh chưa có, sau đó mới bắt đầu bài dạy.

Tình trạng buộc học sinh nộp vỏ lon sau mỗi mùa Tết đã bị phụ huynh phản ứng, bị báo chí phản ánh khá nhiều thế nhưng tình trạng này vẫn chưa được chấp dứt.

Chúng tôi tha thiết mong rằng, câu chuyện đồng nát đừng bao giờ tiếp diễn sau mỗi độ xuân về, để nhà trường không bị chửi lây, để giáo viên chuyên tâm giảng dạy, để học sinh vô tư nghỉ ngơi, chơi Tết mà không phải lo lắng dành phần hay kiếm tìm vỏ lon để nộp.

Phan Tuyết/GDVN

Thầy giáo từng ‘nản khủng khiếp’ vì bị kỳ thị môn phụ

Ngôi trường thầy Tuấn gắn bó 17 năm nay có thể gọi là “trường làng” chính hiệu. Khi thầy bước chân về, chỉ có duy nhất 1 chiếc máy tính mà không ai biết dùng.
Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn (giáo viên Trường THCS Hiếu Phụng, huyện Vĩnh Liêm, tỉnh Vĩnh Long) tham gia cuộc thi Diễn đàn Giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT (E2) năm 2019. Ảnh: Nguyễn Thảo

Nhiều người nhận xét rằng có một bộ phận giáo viên không nhỏ hiện nay đang quá ì ạch, không chịu học hỏi, tìm tòi để đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục hiện đại. Đặc biệt là những giáo viên ở khu vực nông thôn – những người không có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ, với những phương pháp giảng dạy mới và với chính những yêu cầu ngày một cao hơn của phụ huynh.

Bộ phận giáo viên ấy chắc chắn không có thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – giáo viên Trường THCS Hiếu Phụng, huyện Vĩnh Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Ngôi trường thầy Tuấn gắn bó 17 năm nay có thể gọi là “trường làng” chính hiệu -khi thầy bước chân về chỉ có 1 chiếc máy tính nhưng chẳng ai biết dùng.

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, thầy giáo sinh năm 1982 “ban đầu không tính làm giáo viên”. Tuổi trẻ chỉ muốn bay nhảy ra thành phố, nhưng gia đình có truyền thống theo nghề giáo đã thuyết phục anh dạy thử một năm, nếu không thích thì làm việc khác.

“Sau 1 năm, mình thấy học trò gần gũi, dễ thương quá. Càng dạy lại càng thấy đam mê”.

Những năm đầu, thầy Tuấn được phân công dạy môn Công nghệ. Sau đó, vì đam mê công nghệ thông tin (CNTT), anh xin đi học văn bằng 2 ngành Sư phạm Tin học và về trường dạy môn học này từ năm 2008 đến nay.

Với môn Tin học ở một vùng quê nghèo, thầy giáo trường làng hoàn toàn có thể an phận như nhiều đồng nghiệp khác – dạy hết tiết thì về. Nhưng chỉ vì 2 chữ được thầy nhắc đến nhiều lần trong cuộc trò chuyện: đam mê, mà sau 10 năm đứng lớp môn Tin học cộng với nền tảng công nghệ vốn có, thầy Tuấn gặt hái được những thành công mà không phải thầy cô ở một ngôi trường “rất bình thường” nào cũng có được. 

Dạy những thứ không ai dạy

Thành công lớn nhất của thầy có lẽ không phải là có học sinh đạt những giải thưởng cấp tỉnh, cấp quốc gia, mà là sự ghi nhận của chính các đồng nghiệp.

Tại vòng chung kết cuộc thi Diễn đàn Giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT (E2) năm 2019 được tổ chức mới đây ở Hà Nội, những đồng nghiệp ở các tỉnh khác - những người cùng tham gia cộng đồng giáo viên sáng tạo với thầy đã có những lời nhận xét “có cánh” dành cho người thầy giáo này. Sản phẩm mà thầy mang đến hội thi cũng nhận được sự đánh giá cao từ ban giám khảo, đồng nghiệp.

Nhớ về những ngày đầu vào nghề, thầy Tuấn kể: Năm 2002, trường nào cũng được cấp một chiếc máy tính nhưng các thầy cô trong trường từ trước tới giờ không dùng máy tính, cấp về không ai biết sử dụng. “Mình mày mò sử dụng, các thầy cô nhờ gì làm đó. Dần dần thấy đam mê, ai mở lớp học gì mình cũng đăng ký học, lên tận trên thành phố cũng đi”.

Rồi từ đó tới cuối năm 2016, khi tìm kiếm thông tin trên mạng, anh tình cờ thấy các khoá học hay của Microsoft dành cho giáo viên. “Tự mò vào học, toàn tiếng Anh không, đọc không hiểu gì hết” – thầy Tuấn thật thà chia sẻ.

“Không hiểu chỗ nào, mình lại tra từ điển chỗ đó. Nhiều khi bật hẳn 2 máy cùng lúc để tra từ. Dần dần cũng quen, tiếng Anh khá hơn. Rồi mày mò tới trang Facebook của cộng đồng, biết tới nhiều thầy cô khác cũng đang tìm tòi đổi mới như mình. Mọi người cùng giúp đỡ, chia sẻ kiến thức cho nhau”.

“Khi mình thay đổi cách dạy, đưa CNTT vào tiết học, học trò rất thích. Ban đầu các em thích vì lạ, rồi sau đó say mê thực sự. Các em được học những ngôn ngữ lập trình hiện đại không nằm trong sách giáo khoa. Ở nông thôn, những kiến thức về lập trình Microbit, lập trình Scratch, học qua Skype… không ai biết là gì, không có trường nào dạy cả”.

Thầy chọn những học trò có đam mê để dạy các em, thầy trò cùng tìm hiểu.
Thầy Tuấn và học trò trong giờ học Tin học ở phòng máy. Ảnh: NVCC
Học trường làng, ban đầu học trò của thầy Tuấn có nhiều tự ti, mặc cảm. Nhưng thầy động viên: “Thi cử không phải lúc nào mình cũng thua”. Ôn luyện, khăn gói đi thi 1-2 năm, 3-4 năm, cũng đến lúc thầy trò gặt hái kết quả. Trường THCS Hiếu Phụng đã có học sinh đạt giải cấp quốc gia, nhất nhì cấp tỉnh cuộc thi Sáng tạo Tin học trẻ, giải nhất cuộc thi lập trình do Microsoft tổ chức… 

Không chỉ dẫn dắt học trò tìm kiếm những kiến thức mới, thầy Tuấn còn là người “phụ đạo” kỹ năng CNTT cho các đồng nghiệp trong trường. Đến nay, thầy tự hào trường mình là một trong những trường có giáo viên đạt kỹ năng CNTT tốt nhất huyện với 3 năm đứng đầu về kỹ năng soạn bài giảng e-learning.

'Thầy cũng không biết đáp án'

Trong suốt nhiều năm đứng lớp, nói về kỷ niệm, thầy Tuấn vẫn nhớ về cậu học trò ham chơi. “Năm đó, mình hỏi có em nào thích Tin học thì tham gia lớp bồi dưỡng thi Tin học trẻ để làm quen. Nhóm 6 em thì có một em cứ vào phòng máy là chơi game”.


“Cái mặt ‘nó’ như nhiều giáo viên nói là nhòm là không muốn dạy” – thầy Tuấn bật cười khi kể lại. “Em rất cá tính”.

“Thấy em chơi game hoài, mình mới cho bài tập, nói em nào xong sớm muốn làm gì thì làm. Em làm rất tốt, nhìn bài làm là thích rồi. Như đã hứa, làm xong cho em chơi. Nhưng dần dần mình tăng độ khó lên. Trước, một buổi học 2 tiếng, em chơi được hơn 1 tiếng, sau thời gian chơi của em còn có 10 phút. Năm đó, đi thi em đạt giải Nhất tỉnh”.

“Em cũng thể hiện rõ đam mê Tin học, thích làm phần mềm, thích ‘hack’ máy. Mình nói ‘em ráng học làm phần mềm đi, thầy sẽ cho em một bộ tài liệu làm hết được mấy thứ đó’. Em khoái lắm và đồng ý. Năm đó, em lại giành nhất bảng”.

Rồi tới hè, 2 thầy trò lại ôn thi toàn quốc. Thầy bối rối không biết dạy học trò ra sao, vì trước nay không có ai thi tới toàn quốc.

“Rồi cứ lên mạng tìm tài liệu về học, nhưng trên mạng lại không có đáp án. Cái nào mình biết thì mình giảng. Cái nào mình không làm được mình cũng gửi cho em làm. Gần tới ngày thi, em hỏi ‘mấy bài em làm dang dở đó giải sao thầy?’. Thầy bảo, ‘để đó chừng nào thi thầy chỉ cho’. Tới ngày đi thi nó lại hỏi, mình bảo ‘thầy nói thiệt, thầy tải trên mạng về, thầy cũng chưa giải được’. Hai thầy trò cùng cười. Năm đó, em đạt giải Khuyến khích quốc gia cuộc thi Tin học trẻ” – thầy Tuấn tâm sự về hành trình lều chõng cùng cậu học trò đặc biệt.

Thầy khoe, cậu học trò này sau đó đỗ vào lớp chuyên Lý của trường chuyên duy nhất của tỉnh – việc mà rất hiếm hoi mới có học trò trường làng làm được. Và hiện giờ cậu đang nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học của trường chuyên này.

Không phải lúc nào cố gắng cũng được ghi nhận
Thầy Tuấn và học trò. Ảnh: NVCC
Nói về đổi mới, thầy Tuấn chia sẻ, dù đổi mới thế nào thì mục tiêu cũng là dạy sao cho học trò hiểu, dạy sao để học trò phát huy được sự sáng tạo của mình. Như thế là thành công.

“Đổi mới bằng dạy học qua Skype, bằng e-learning… thì cũng phải hướng tới hiệu quả. Mình không ủng hộ việc lạm dụng công nghệ mà bỏ qua tính hiệu quả. Không phải bài học nào cũng cần dạy máy chiếu, học qua Skype. CNTT rất có lợi thế, nhưng phương pháp truyền thống cũng có ưu điểm của nó”.

Nhìn vào những thành quả hiện tại, thầy Tuấn nói, mình làm vì đam mê, sự ghi nhận chỉ là động lực để làm tốt hơn nữa. “Không phải lúc nào mình cố gắng cũng đều được ghi nhận. Suốt bao nhiêu năm ôn luyện cho học trò đi thi, không có giải gì thì thầy trò lại lủi thủi đi về. Làm thế nào để mình nỗ lực hết mình đã là thành công rồi”.

Khi được hỏi động lực nào giúp thầy làm được nhiều việc như vậy, thầy Tuấn chỉ nói: “Đam mê quyết định được nhiều thứ... Nhiều khi học hành, làm bài thức đêm thức hôm, bị vợ la ôm máy tối ngày” – thầy giáo làng cười sảng khoái chia sẻ. 

Niềm vui và nỗi buồn

Niềm vui lớn của thầy Tuấn bây giờ là môn Tin học không còn bị “kỳ thị” như ngày xưa nữa.

“Có khi mình dặn học sinh xuống phòng máy ôn thi thì thầy chủ nhiệm dặn các em không được xuống, sợ học Tin học ảnh hưởng tới các môn học khác hoặc các cuộc thi khác quan trọng hơn. Không ít lần đang ôn thi cho học trò thì bị giáo viên các môn khác ‘cướp’ mất. Chỉ cần giáo viên môn chính lên tiếng thôi là học sinh sẽ nghỉ, hoặc giáo viên trao đổi với phụ huynh thì phụ huynh sẽ yêu cầu con thi các môn kia. Nhiều cái nản khủng khiếp!”

Nhưng đó là chuyện của những năm trước. Bây giờ, đã có những phụ huynh gọi tới nhờ thầy dạy thêm cho con môn Tin học. Nói thế để thấy tư duy của phụ huynh đã thay đổi rất nhiều đối với môn học này. Đó là niềm vui lớn của những giáo viên như thầy Tuấn.

Nhưng thầy vẫn còn “nỗi buồn” khi nói đến chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây.

“Trước kia môn Tin học được xếp vào môn tự chọn, nhưng 7 năm gần đây, hầu như trường nào cũng coi nó là môn học bắt buộc. Mỗi năm có 75 tiết học, trung bình mỗi tuần 2 tiết. Nhưng nay theo chương trình mới, nói là tăng cường kỹ năng CNTT, môn Tin học được đưa lên làm môn bắt buộc nhưng lại chỉ còn 35 tiết/ năm – nghĩa là mỗi tuần 1 tiết với cấp THCS. Mỗi tuần 1 tiết thì rất khó để làm được gì. Mình rất trăn trở điều đó”.

Nguyễn Thảo(vnexpress.net)

Cấm tuyệt đối đặt thêm hồ sơ sổ sách cho giáo viên

Bộ GD-ĐT vừa ra chỉ thị cấm các sở, phòng và các trường không được quy định thêm những loại hồ sơ, sổ sách ngoài giáo án, sổ chuyên môn…
Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian qua Bộ đã triển khai các biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong các trường mầm non, trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng giáo viên phải sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường, làm mất nhiều công sức, gây áp lực và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của giáo viên.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc sở GD&ĐT, Trưởng phòng GD-ĐT và hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GD-ĐT ban hành.

Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.

Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử của giáo viên và nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin theo Điều 8 Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Các cơ quan quản lý giáo dục tuyệt đối không chỉ đạo phát hành hoặc trực tiếp phát hành các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường và của giáo viên. Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo Điều 5 Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

Hiện nay, các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định mà giáo viên cần làm gồm có:

Mầm non: Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em; Sổ theo dõi trẻ như điểm danh, theo dõi sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ; Sổ chuyên môn như dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn; Sổ theo dõi đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đối với giáo viên mầm non.

Đối với giáo viên tiểu học, trung học và giáo dục thường xuyên: Giáo án (bài soạn hoặc sổ tay lên lớp) các môn học và hoạt động giáo dục; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp); Sổ công tác Đội (đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội).

Theo vietnamnet

Thầy cô, đừng vui vì thưởng Tết nhiều

Nỗi âu lo của hiệu trưởng đã lan đến tâm lý giáo viên cho nên mặc dù nhận thưởng nhiều, nhưng niềm vui của chúng tôi vẫn không hề trọn vẹn.

Tới thời điểm này, mức thưởng Tết của các trường đã được công bố. Thế nên câu chuyện thưởng Tết luôn được giáo viên đề cập ở mọi lúc, mọi nơi, ở bất cứ thời giờ nào rảnh rỗi.

Chuyện trường này thưởng bao nhiêu? Trường kia sao thưởng cao quá vậy? Sao trường mình lại thưởng bèo thế? Hay trường kia lại chẳng có xu nào tội thật…

Những câu hỏi Vì sao? Vì sao? Và vì sao? Luôn được đặt ra mà không có câu trả lời.
Câu chuyện thưởng Tết luôn được giáo viên quan tâm mỗi khi Tết đến (Ảnh minh họa TTXVN)
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên

Trong huyện tôi, khi mà hàng chục trường học có mức thưởng giao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng thì cũng có hàng chục trường khác mức thưởng chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Lạ là, cũng trong huyện có bốn trường học được nổi lên như “những vì sao sáng chói”.

Bởi cuối năm, đã công bố những mức thưởng được xem là niềm mơ ước của biết bao thầy cô.

Đó là Trường Tiểu học X (mức thưởng 5 triệu đồng/người), Trường Tiểu học Y (mức thưởng 4.7 triệu/người), Trường Tiểu học M(mức thưởng 4 triệu/người) và Trường Trung học cơ sở Z (mức thưởng là 6 triệu đồng/người).

Câu chuyện thưởng Tết, nhiều, ít đã được bàn tán xôn xao.

Là chủ đề của các cuộc trò chuyện của nhà giáo trong nhà trường ở những ngày cận Tết.

Không ít nỗi ước ao, xen lẫn sự phân bì…với mức thưởng của bốn trường “sáng chói” nói trên.

Như một sự ngẫu nhiên, mọi người đã tìm ra điểm chung đầy thú vị (của 4 trường có mức thưởng cao trong huyện) nhưng lại cũng rất đáng lo ngại.

Cô Lam nói “Trường tiểu học X, hiệu trưởng cũ làm việc được 3 tháng thì về hưu. Người lên thay là hiệu phó trường ấy nên mức thưởng mới cao đến thế”.

Trường Tiểu học Y được thưởng cao cũng bởi vì năm học này, nhà trường vừa có hiệu trưởng nơi khác chuyển về.

Còn lại trường Tiểu học M và trường Trung học cơ sở Z, năm học này cùng thay kế toán.

Thế rồi, đủ giả thiết được đặt ra, nào là hiệu trưởng và kế toán mới chưa hiểu nhau nên đang trong giai đoạn “tìm hiểu”.

Nào là, hiệu trưởng và kế toán không hợp rơ nên khoản chi tiêu luôn phải sòng phẳng. Vân vân…và vân vân…

Cũng chẳng trách thầy cô suy diễn. Bởi, ngay như trường X bao năm qua, giáo viên không có một đồng tiền thưởng.

Nay hiệu trưởng cũ về hưu, hiệu trưởng mới lên thay tiền thưởng được tới 5 triệu/người.

Trong khi khoản kinh phí cấp trên rót về hàng năm vẫn thế. Nhà trường cũng không có những chuyện chi bất thường về sửa chữa hay mua sắm gì nhiều.

Rồi trường Y, nhiều năm giáo viên cũng chỉ nhận được non triệu đồng thì năm nay cũng gần 5 triệu.

Bảo sao thầy cô không nghi ngờ việc chuyển đổi hiệu trưởng và kế toán nên mức thưởng mới tăng?

Thưởng Tết nhưng lại đầy âu lo

Mặc dù, năm nay, trường tôi và một số trường bạn đã công bố mức thưởng Tết khá cao so với những năm trước và so với mặt bằng chung của cả huyện cho giáo viên.

Nhưng hiệu trưởng trường tôi đã rất âu lo, bất ổn khi thông tin nhà trường thưởng Tết cao đã lan nhanh trong toàn huyện.

Hiệu trưởng lo vì sợ sẽ bị thanh tra, lo vì các hiệu trưởng đồng nghiệp trong cùng đơn vị huyện thắc mắc và lo bị lãnh đạo ngành chất vấn.

Nỗi âu lo của hiệu trưởng đã lan đến tâm lý giáo viên cho nên mặc dù nhận thưởng nhiều, nhưng niềm vui của chúng tôi vẫn không hề trọn vẹn.

Cần xem lại chuyện quản lý tài chính

Cũng từ chuyện thưởng Tết, chủ đề tài chính trong các nhà trường lại được “ xới” lên, nội dung bàn tán chỉ xoay quanh chuyện quản lý tài chính hiện nay trong nhiều trường học.

Thực tế, giáo viên phần lớn chỉ quan tâm nhiều đến chuyện giảng dạy.

Bởi thế, một số kế toán và hiệu trưởng ở trường học đang làm sai nguyên tắc nhưng vẫn không được ai nhắc nhở.

Ví như có kế toán xin xuất tiền tự mình đi mua tất cả những gì cần mua cho trường.

Nào là mua văn phòng phẩm, như vở phần thưởng, giẻ lau bảng, giấy tờ in ấn, chổi quét, một số vật dụng khác …

Mua bánh quà Trung thu cho học sinh, mua quà cho giáo viên vào các dịp lễ, Tết.

Một số hiệu trưởng nhà trường cũng đích thân làm chuyện này. Có điều cử nhân viên đi lấy hàng còn mình là người đi trả tiền.

Theo quy định thì thu chi trong nhà trường phải công khai trước hội đồng. Thế nhưng kiểu công khai chỉ đọc tổng số tiền thu, tiền chi nhiều thầy cô nói “Chẳng biết ma nào lần”.

Tiền thưởng Tết tăng cao của 4 trường học trong huyện tôi năm nay (dù chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên) liên quan đến việc chuyển đổi hiệu trưởng và kế toán nhà trường trong năm học.

Giáo viên chúng tôi nói rằng, các cấp chính quyền cần có kế hoạch luân chuyển kế toán, hiệu trưởng của các trường trong địa bàn với nhau.

Thời gian luân chuyển 5 năm/lần đừng để thời gian quá dài (10 năm) như hiện nay để nhiều giáo viên bật lên lời cảm thán:

“Ôi thôi, đừng vui vì thưởng Tết” vì những nỗi lo sau thưởng Tết.

Hoài Thu/GDVN
 

© Copyright 2014-2019 Relax Việt

Quản trị Blog: Clip Hài Vui Nhộn
Email:mr_sok164@yahoo.com.vn
Supported by Relax Việt