BÀI VIẾT MỚI
Showing posts with label Văn hóa - Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa - Giáo dục. Show all posts

Thí sinh chụp ảnh đề thi Văn nhờ giải hộ qua Facebook

Đọc báo thay bạn:



Thí sinh Trần Đình Xuân ở Phú Thọ bị đình chỉ thi vì gửi đề Ngữ văn qua ứng dụng Messenger nhờ bạn làm hộ.


Ngày 26/6, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết thí sinh Trần Đình Xuân, sinh năm 1998 ở điểm thi THPT Thanh Sơn, đã dùng điện thoại di động chụp ảnh đề thi Ngữ văn. Xuân sau đó gửi cho anh Đinh Công Lâm (22 tuổi, huyện Thanh Sơn) qua ứng dụng Messenger trên Facebook để nhờ giải hộ. 
Hình ảnh đề thi bị lộ khi chưa kết thúc môn thi.
Do không giải được nên anh Lâm gửi hình ảnh đề thi cho Trang (sinh viên Đại học Sư phạm 2 ở Vĩnh Phúc). Sau khi giải xong câu 2 và 3 của phần đọc hiểu, chị Trang gửi cho anh Lâm để chuyển vào cho thí sinh Xuân.

Khi đáp án chuyển qua điện thoại cho Xuân thì thời gian 120 phút làm bài thi cũng hết.

Công an tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Phú Thọ đình chỉ thi với thí sinh Trần Đình Xuân và hai giám thị coi thi là Phí Thị Mai Linh (giáo viên Trường THPT Minh Hòa, huyện Yên Lập) và Nguyễn Văn Huyên (giảng viên Học viện Ngoại giao).

Môn thi Ngữ văn bắt đầu lúc 7 giờ 35 và 9 giờ 35 mới hết giờ làm bài. Thí sinh được ra sớm khi hết 2/3 thời gian (lúc 8 giờ 55), nhưng phải nộp lại toàn bộ đề thi, bài thi, giấy nháp. Tuy nhiên, khoảng 9 giờ ngày 25/6, khi hết 2/3 thời gian làm bài môn Ngữ văn, đề thi môn này đã xuất hiện trên mạng xã hội.

Theo ngoisao.net

Clip Thầy giáo bá đạo nhất MXH hôm qua: Rủ học trò chơi cờ, thắng được cộng điểm nhưng lý do phía sau mới bất ngờ

Sau khi xem xong clip, nhiều người bày tỏ muốn quay trở về thời sắp sách tới trường.
Mới đây, trên mạng xã hội liên tục chia sẻ khoảnh khắc cặp thầy trò rủ nhau chơi cờ caro. Kèm theo hình ảnh có 1 - 0 - 2, chủ nhân bài đăng còn hào hứng cung cấp thông tin: "Thắng thầy, cộng cho 1 điểm".

Ngay lập tức, clip này nhận về sự quan tâm cực lớn. Đa phần bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự gần gũi, thân thiết của thầy giáo.

"Đúng là thầy giáo nhà người ta. Vừa được học, vừa được chơi lại không có áp lực", "Muốn quay trở về thời học sinh quá", "Khoảng cách thầy trò đã tan biến khi mình xem xong clip này",... là những bình luận để lại.

Theo tìm hiểu, clip trên được ghi lại tại trường THPT Phạm Thành Trung, Tiền Giang. Giáo viên trong ảnh là thầy Nguyễn Hoàng Nam, phụ trách bộ môn Toán.
Chia sẻ về hình ảnh đang gây bão mạng, Lê Minh Luân - chủ nhân clip cho hay: "Đây là những tiết học cuối cùng trước khi năm học kết thúc, vì không muốn các học sinh không bị stress nên thầy đã nghĩ ra cách này. Trên lớp, thầy Nam là người rất tâm lý. Được làm học trò của thầy, mình thấy rất vui".

Không chỉ chàng trai trong clip, thầy giáo này cũng chơi cờ cùng rất nhiều học sinh khác. Nếu ai thắng cuộc, thầy sẽ có phần quà xứng đáng.

"Lên lớp thầy hay pha trò, tạo không khí vui vẻ trong mỗi buổi học. Những giờ lên lớp cuối cùng, ngoài ôn luyện kiến thức đã qua, thầy còn giới thiệu thêm một vài kiến thức cơ bản của lóp 12 để học trò không phải bỡ ngỡ", Minh Luân tiết lộ thêm.

Theo Vietnamnet

CLIP: Cô giáo đánh học sinh ở Hải Phòng: 'Hãy cho tôi cơ hội sửa sai'

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang vừa khóc vừa bày tỏ sự hối hận về hành vi đánh nhiều học sinh lớp 2 trong một giờ coi thi. 
Chiều 16/5, trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng) tổ chức buổi họp trực tiếp giữa lãnh đạo TP. Hải Phòng với các bên liên quan, về việc cô Nguyễn Thị Thu Trang đã đánh đập nhiều học sinh trong giờ kiểm tra của lớp 2A7 sáng 8/5. Ngoài cô Trang, cô Phạm Thị Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A7, cũng dùng tay đánh một số học sinh trong lớp.
Hình ảnh cô Trang hăm dọa một học sinh khác.
Tại buổi làm việc, cô Phạm Thị Vân xác nhận trong giờ kiểm tra ngày 8/5, cô Vân có sang lớp 2A7 để lấy quyển sổ. Khi thấy một số học sinh đi lại tự do trong lớp, cô giáo này có nhắc nhở các cháu vào làm bài thi. 
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang. Ảnh: Giang Chinh.
Chủ nhiệm lớp 2A7 thừa nhận đã vi phạm quy chế coi thi khi vào lớp mà không được phân công nhiệm vụ, thừa nhận việc nhìn thấy cô Trang đánh cháu Đức và bản thân mình cũng đánh hai học sinh khác. "Tôi đã làm bản kiểm điểm, xin lỗi phụ huynh, học sinh và xin lỗi các đồng chí", cô Vân nói. 

Tại buổi làm việc, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang tỏ ra suy sụp, tinh thần mệt mỏi, nghẹn lời: "Tôi cảm thấy vô cùng hối hận vì đã làm ảnh hưởng đến học sinh, nhà trường và uy tín của toàn ngành giáo dục. Tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi đến gia đình em Đ cũng như toàn thể các ban ngành trong thành phố".

"Tôi cũng mong muốn cho tôi một cơ hội để sửa sai", nữ giáo viên nói.

Bà Nguyễn Thị Họa, hiệu trưởng Tiểu học Quán Toan cho hay, cô Nguyễn Thị Thu Trang là GVCN lớp 2A8 được phân công quản lý, giám sát buổi thi của lớp 2A7 ngày 8/5. Cô Trang về trường công tác từ năm 2009, đến năm 2014 vào biên chế. Cô giáo này cũng được công nhận giáo viên giỏi của quận nhiều năm liền.

Cuối cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, phát biểu: "Tôi đề nghị cần xem xét đưa ra mức kỷ luật cao nhất đối với cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, thậm chí là cho thôi việc; đồng thời xem xét trách nhiệm, kỷ luật với cô giáo Vân, cả giáo viên khác nếu có liên quan".

Thúy Quỳnh || vnexpress.net

Tiền Giang: Khởi tố cán bộ Sở GD&ĐT nhận tiền hứa ” chạy” việc làm

Ông Nguyễn Hoàng Dự khi là chuyên viên Phòng THCS Sở GD&ĐT Tiền Giang đã nhận tiền hứa “ chạy” việc làm cho nhiều người.

Ngày 13/5, Lãnh đạo Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cấm khỏi nơi cư trú đối với ông Phạm Hoàng Dự, 44 tuổi, quê quán xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nguyên cán bộ Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh và hiện là giáo viên Trường THPT Phước Thạnh (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang).
Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Tiền Giang- nơi ông Phạm Hoàng Dự công tác từ 2016-2018 đã xảy ra sai phạm. ( Ảnh: NT)
Từ năm 2016 – 2018, ông Nguyễn Hoàng Dự khi là Chuyên viên Phòng Trung học cơ sở- Sở GD&ĐT Tiền Giang đã nhận tiền hứa “ chạy” việc làm cho nhiều người để tiêu xài cá nhân mà không có kết quả như lời hứa.

Trong đó, có trường hợp của anh Ngô Văn Đường, ngụ xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã đưa ho ông Dự 49,5 triệu đồng để “ chạy” vào dạy ở Trường THCS Lê Ngọc Hân(TP. Mỹ Tho) nhưng không thành công. Anh Đường có đơn tố cáo ông Nguyễn Hoàng Dự đến cơ quan công an về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Làm việc với cơ quan công an, ông Phạm Hoàng Dự thừa nhận hành vi vi phạm của mình và cho rằng không có khả năng hoàn trả.

Cũng trong thời gian công tác tại Phòng Trung học cơ sở- Sở GD&ĐT Tiền Giang, ông Phạm Hoàng Dự bị nhiều người ở Thành phố Mỹ Tho tố cáo đã đã nhận “chạy” việc làm, nhận hàng chục triệu đồng để tiêu xài mà không giúp họ được việc.

Sau những sai phạm trên, tháng 3/2018, Sở GD&ĐT Tiền Giang đã khai trừ Đảng đối ông Phạm Hoàng Dự và chuyển về Trường THPT Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho dạy môn giáo dục công dân./.

Nhật Trường/VOV-ĐBSCL

Khiển trách thầy giáo phạt học sinh đến nôn ói chỉ vì quên quả cầu

Bắt 13 học sinh đứng lên, ngồi xuống 20 lần do quên mang quả cầu, một giáo viên thể dục ở Long An đã bị khiển trách.

Chiều 2/5, ông Lê Văn Đức, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Dương, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cho biết vừa ký quyết định kỷ luật khiển trách đối với thầy Nguyễn Việt Hưng, giáo viên thể dục, do vi phạm đạo đức nhà giáo.

Chiều 15/3, em Lê Trần Anh Thư (10 tuổi, học sinh lớp 5/3) đi học quên đem theo quả cầu đá nên thầy Hưng đã phạt em thụt dầu bằng cách nắm chặt hai lỗ tai đứng lên, ngồi xuống giữa sân trường khoảng 20 lần. 12 học sinh cùng lớp Thư cũng bị phạt bằng hình thức tương tự.

Lúc về nhà, em Thư có dấu hiệu ngạt thở, mệt mỏi và nôn ói. Chị Trần Võ Trà My (33 tuổi, mẹ của Thư) tìm gặp hiệu trưởng để phản ánh sự việc.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Dương. Ảnh: A.L.
Ngày 19/3, thầy Hưng tới nhà nữ sinh xin lỗi. Sau đó, Hội đồng sư phạm trường đã họp kiểm điểm thầy Hưng với hình thức phê bình rút kinh nghiệm.

“Thầy Hưng có phạt 13 em học sinh đứng lên, ngồi xuống liên tục mỗi em khoảng 20 lần, chứ không có em nào đến 100 lần”, hiệu trưởng nói.

Không chấp nhận cách xử lý quá nhẹ, ngày 26/4, chị Trà My gửi đơn cho UBND xã Đức Hòa Đông, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa tố cáo nhà trường cố tình bao che cho việc sai phạm của giáo viên thể dục, đề nghị xử lý nghiêm khắc thầy Hưng.

Ái Loan(news.zing.vn)

Nữ sinh lớp 7 gọi người nhà đến trường đ.ánh cô giáo

Bị cô giáo chỉ thước vào trán nhắc nhở lấy sách vở ra học, nữ sinh lớp 7 gọi điện cho người nhà đến đ.ánh giáo viên ngay trong trường.
Ảnh minh họa
Ngày 17/4, ông Phan Thái Lan, Hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (phường Phước Mỹ, TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận), xác nhận có xảy vụ việc phụ huynh đ.ánh giáo viên ngay trong trường. 

Theo đó, chiều 12/4, cô Trần Thị Thu (đã đổi tên, giáo viên môn Toán), phát hiện em Dương Thị Thanh (đã đổi tên), lớp 7/4, không lấy vở ra học nên nhắc nhở. Em Thảo đã có thái độ phản ứng lại cô giáo.

Lúc này, cô Thu dùng thước chỉ vào trán em Thanh yêu cầu học sinh này lấy vở ra học nghiêm túc. Khoảng 15h, khi nghỉ giải lao giữa giờ, Thanh đã gọi điện các dì của mình đến trường.
Nữ sinh lớp 7 gọi điện cho phụ huynh đến đ.ánh cô giáo ngay trong trường. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Bất ngờ, có 2 người phụ nữ xông vào phòng dùng mũ bảo hiểm đ.ánh cô Thu. Những người này còn giằng xé áo của nữ giáo viên ngay trong trường học.Kể lại sự việc, thầy Hồ Đăng Tân, Hiệu phó nhà trường, cho hay ông đã mời các phụ huynh cùng cô Thu vào phòng để hòa giải. Tuy nhiên, giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn nên lời qua tiếng lại.

Các giáo viên đã căn ngăn đồng thời báo cho công an phường Phước Mỹ. Cảnh sát sau đó đã mời các bên về trụ sở lập biên bản vụ việc.

Giáo viên chủ nhiệm lớp 7/4 cho hay, em Thanh thường hay nói chuyện trong lớp và có thái độ phản ứng với thầy cô khi bị nhắc nhở. Cuối học kỳ I, giáo viên đã yêu cầu viết bản kiểm điểm và báo với phụ huynh.

Ông Đinh Lâu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Phan Rang – Tháp Chàm, cho hay đã yêu cầu nhà trường báo cáo rõ vụ việc. Nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo trong cách giảng dạy sẽ kiểm điểm nghiêm túc.

Theo ZING

Đồng Tháp: 7 học sinh đánh hội đồng bạn vì mâu thuẫn trong lúc đá bóng

Do mẫu thuẫn trong lúc đá bóng, 7 học sinh lao vào đánh hội đồng bạn ngay tại trường. 

Ngày 11/4, Phòng GD-ĐT huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xác nhận, Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Hội Trung (xã Tân Hội Trung) đã tổ chức họp để xử lý vụ học sinh đánh nhau tại trường.

Theo đó, em N.B.H.T (học sinh lớp 8) bị 7 học sinh khác đánh hội đồng tại trường vào ngày 30/3. Nguyên nhân là do mâu thuẫn trong lúc đá bóng.
Trường THCS Tân Hội Trung
 7 học sinh tham gia đánh hội đồng bạn gồm: N.C.H, V.M.L, N.M.L, B.H.Q, H.C.B. T.V.N (cùng là học sinh lớp 8) và em Đ.V.G (học sinh lớp 6).

Buổi họp có sự tham dự của Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, đại diện chính quyền, Công an và phụ huynh, học sinh có liên quan.

Tại buổi họp, 7 học sinh tham gia đánh hội đồng em T. đã xin lỗi, cam kết không tái phạm.

Các phụ huynh có con em tham gia đánh nhau hứa chịu hoàn toàn chi phí điều trị cho em T. và cam kết tăng cường phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương trong việc quản lý, giáo dục các em không để xảy ra vi phạm.

Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Hội Trung đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức hạ đạo đức xuống loại yếu đối với 7 học sinh. 

Hiện sức khỏe và tâm lý của em T. ổn định bình thường và đã đi học lại.

- Nữ sinh Trường THCS Cẩm Bình bị bạn đánh ngay trong lớp, tuy nhiên bạn bè không can ngăn mà hò reo ....

Thầy giáo bị "tố" x.âm hại nhiều học sinh nam khai gì?

Chiều 11-4, một lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết cơ quan công an đang phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin thầy giáo của một trường THCS trên địa bàn có hành vi xâm hại tình dục nhiều em học sinh nam của trường này.

Theo vị này, hiện các cơ quan chức năng chưa có bất cứ một kết luận nào. Cụ thể, hành vi của thầy giáo như thế nào cũng chưa được xác định.

"Khi làm việc với cơ quan chức năng thì các em học sinh nói một hướng còn thầy giáo cũng nói một hướng khác. Cơ quan chức năng cũng đang làm rõ những thông tin trong buổi làm việc giữa nhà trường với thầy giáo trước đó, mà thầy giáo đã nhận là chỉ xoa đầu, khen ngợi các em chứ không hề thừa nhận hành vi sàm sỡ" - vị lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai khẳng định.
Trường THCS, nơi có thông tin nhiều học sinh bị thầy giáo xâm hại tình dục
Cũng theo vị này, hiện các thông tin rất nhiều chiều nên cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh làm rõ cụ thể. Có nhiều thông tin như "học sinh ngồi trên đùi thầy" hay "tin nhắn của phụ huynh học sinh" là chưa chính xác, chưa có cơ sở. Những thông tin như thế sắp tới công an sẽ truy rõ nguồn gốc thông tin.

"Hiện cơ quan công an quận đang kết hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận, các cơ quan liên quan xác minh làm rõ. Nếu đúng thầy giáo có hành vi xâm hại học sinh như cáo buộc thì sẽ xử lý, truy tố nghiêm" - lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai tái khẳng định.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Công an quận Hoàng Mai cho biết đang vào cuộc xác minh thông tin nhiều học sinh của 1 trường THCS trên địa bàn bị thầy giáo xâm hại tình dục.

Thông qua mạng xã hội, một nữ phụ huynh (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết con trai chị và một số học sinh khác đang học tại 1 trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai bị thầy giáo dạy toán tên là H. có hành vi lạm dụng tình dục.

Theo phụ huynh này, thầy giáo thường xuyên có hành vi xâm hại vào chỗ kín của nam sinh và hành vi sàm sỡ diễn ra trong thời gian dài. Đến khi kiểm tra điện thoại của con thì phát hiện khi con nhắn với bạn bè có thông tin trên. Sau đó, con trai chị kể lại sự việc với mẹ.

Tối 10-4, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xác minh và phối hợp với các ban, ngành liên quan xác minh, xử lý nghiêm minh vụ việc.

Huy Thanh(nld.com.vn)

Kiên Giang: Kỹ sư nông nghiệp vui mừng khi nhận lại ví tiền từ tay thầy giáo làng

Anh chàng kỹ sư nông nghiệp vô cùng biết ơn thầy giáo làng ở vùng U Minh Thượng sau khi nhận lại được ví tiền tưởng chừng như không thể kiếm được

Ngày 10-4, tin từ Công an thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cho biết đã thực hiện bàn giao tài sản bị đánh rơi cho 1 kỹ sư nông nghiệp là chiếc ví đựng tiền cùng nhiều giấy tờ có giá trị khác tại địa phương.
Thầy giáo làng Nguyễn Văn Luân (bìa trái) trao tài sản nhặt được cho kỹ sư nông nghiệp
Theo đó, vào khoảng 14 giờ ngày 9-4, thầy Nguyễn Văn Luân (SN 1989, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Bình Bắc 4 thuộc xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận) có đến Công an thị trấn Vĩnh Thuận để trình báo về việc vừa nhặt được ví đựng tiền của người lạ đánh rơi. Vào thời điểm đó, khi đi đến đoạn gần khu vực cầu 500 thuộc khu phố Vĩnh Phước 2, thị trấn Vĩnh Thuận thì thầy Luân thấy một người điều khiển xe môtô chạy ngược chiều từ hướng chợ Vĩnh Thuận về Ngã Sáu có đánh rơi chiếc ví. Tuy nhiên, do xe của người này chạy nhanh quá nên thầy Luân không thể đuổi theo kịp để trả lại chiếc ví. Do đó, thầy giáo làng này quyết định mang đến giao cho Công an thị trấn Vĩnh Thuận để tìm chủ nhận chiếc ví.

Nhờ bên trong chiếc ví có giấy tờ tùy thân nên cơ quan công an xác định người bị đánh rơi là kỹ sư nông nghiệp tên Phan Hoàng Vĩ (nhân viên Tập đoàn Lộc Trời có trụ sở tại tỉnh An Giang). Ngoài giấy tờ tùy thân, bên trong chiếc ví còn có giấy phép lái xe, thẻ ATM cùng mang tên Phan Hoàng Vĩ và số tiền mặt là 4,6 triệu đồng.

T.Nốt

Chó xông vào sân trường cắn 6 học sinh nhập viện

Học sinh trường Tiểu học chuẩn bị vào lớp thì bất ngờ một con chó xông vào sân trường cắn loạn xạ
Trường Tiểu học số 1 Tịnh Hòa nơi xảy ra vụ việc
Sáng 11-4, ông Phạm Bách, chủ tịch UBND xã Tịnh Hòa xác nhận, có xảy ra sự việc học sinh Trường tiểu học số 1 Tịnh Hòa (thuộc địa bàn xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) chuẩn bị vào lớp học thì bất ngờ một con chó xông vào sân trường cắn loạn xạ sáu em học sinh. Hiện tại sáu em học sinh đều đã được tiêm huyết thanh phòng ngừa bệnh dại, sức khỏe đã ổn định và được nghỉ học, ở nhà để theo dõi. 
Khu vực Trường Tiểu học số 1 Tịnh Hòa nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Maps.
Cũng theo ông Bách, sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ 55 phút ngày 9-4, trong lúc một người phụ nữ tên Xuân đi mua đồ ăn sáng gần cổng trường thì con chó của bà này đi theo và xông vào sân Trường Tiểu học số 1 Tịnh Hòa cắn loạn xạ học sinh.

Trong đó có ba em bị cắn ở vùng dưới đầu gối nên được đưa đi tiêm vắc xin ngừa dại ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Ba em còn lại được xác đinh bị cắn ở vùng trên đầu gối nên được khuyến cáo đưa ra Đà Nẵng để tiêm vắc xin.

Sau khi sự việc xảy ra, công an xã Tịnh Hòa đã lập biên bản vụ việc, chính quyền địa phương đã đến tận gia đình thăm hỏi và hỗ trợ cho các nạn nhân 300 ngàn đồng/1 em tiêm phòng ở địa phương và 500 ngàn đồng/1 em đi tiêm phòng ở Đà Nẵng.

THANH VẠN(plo.vn)

Bộ GD&ĐT chỉ đạo xác minh, báo cáo vụ việc thầy giáo bị tố dâm ô 7 nam sinh

Chiều 10/4, bộ GD&ĐT yêu cầu sở GD&ĐT TP.Hà Nội khẩn trương xác minh, báo cáo vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo trong ngày 11/4.

Cụ thể, ngày 10/4, báo chí đưa tin vụ việc vi phạm đạo đứu nhà giáo xảy ra tại trường THCS Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

Theo đó, thông tin phản ánh có một số học sinh nam đã bị một thầy giáo lạm dụng tình dục.

Vì vậy, bộ GD&ĐT yêu cầu sở GD&ĐT TP.Hà Nội khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xác minh và phối hợp với các ban, ngành liên quan xử lý nghiêm minh vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo (nếu có).

Trước mắt, không bố trí đứng lớp nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, và kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục trường hợp giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo thì xử theo quy định của pháp luật.
Trường THCS Trần Phú.
Đồng thời, Bộ đề nghị Sở báo cáo kết quả xác minh và tình hình sự việc về bộ GD&ĐT qua cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trong ngày 11/4/2019 qua email.

Trước đó, trên MXH, chị M. (trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, con trai chị đang học trường THCS Trần Phú (Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), bị thầy giáo dạy Toán tên là H. lạm dụng tình dục.

Công Luân - Đặng Thủy(nguoiduatin.vn)

Nhảy cao trong tiết học thể dục một học sinh bị thanh sắt cắm vào đầu

Trong giờ học thể dục, một học sinh lớp 6 ở tỉnh Hải Dương không may bị trụ đỡ thanh sào nhảy cao rơi vào đầu phải nhập viện cấp cứu.
Nạn nhân là em Trần Xuân Trường S. (học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương).

Chiều 9/4, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lương Văn Việt, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương xác nhận thông tin trên.

Theo đó, trong giờ thể dục sáng ngày 8/4, lớp của em S. có bài tập nhảy cao, em S. là người nhảy đầu tiên.

Tuy nhiên khi S. chưa rơi xuống đệm, một học sinh khác cũng nhảy nhưng không may lại khiến một cây trụ đỡ thanh sào đổ xuống.
Nam sinh lớp 6 bị giá đỡ sào nhảy cao rơi trúng đầu phải nhập viện cấp cứu (Ảnh: Facebook)
Phần đinh hàn trên cây trụ đỡ này đã cắm trúng vào đầu S. khiến em bất tỉnh tại chỗ.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các thầy cô giáo trong trường sơ cấp cứu em S. tại chỗ, đồng thời huy động người dùng máy cắt sắt để cắt ngắn phần cây trụ đỡ, sau đó đưa S. đến bệnh viện cấp cứu. 
Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân
Cũng theo ông Việt, em S. được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương phẫu thuật khoanh vùng hộp sọ bị tổn thương, sau đó tiếp tục chuyển lên Hà Nội để xử lý.

Các bác sĩ cho biết ca phẫu thuật thành công, tuy nhiên những tác động đến não bộ của em ra sao sẽ cần thêm thời gian theo dõi.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ, Trường Trung học cơ sở Văn Tố báo cáo về vụ việc.

Ngay trong chiều nay (9/4), lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên, chia sẻ với gia đình em S.

Được biết, lực lượng Công an huyện Từ Kỳ cũng đã vào cuộc điều tra, xem xét cụ thể trách nhiệm của các bên để xử lý theo quy định.

Khánh Long (tổng hợp)

Công bố kết quả sơ bộ vòng quốc gia cuộc thi ViOlympic năm học 2018-2019

Kết quả sơ bộ vòng thi cấp quốc gia, vòng thi cuối cùng trong cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet – ViOlympic năm học 2018 - 2019 vừa được Ban tổ chức công bố. Vòng thi này có sự góp mặt của hơn 10.000 học sinh của 48 tỉnh, thành phố.
Năm học 2018 - 2019 là năm thứ 11 cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet được tổ chức.
Vòng thi cấp quốc gia cuộc thi ViOlympic năm học 2018-2019 dành cho học sinh các khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12 đối với môn Toán Tiếng Việt; lớp 4, lớp 8 đối với môn Toán Tiếng Anh và lớp 9, lớp 12 đối với môn Vật lí.

Diễn ra trong ngày 7/4/2019 với 6 ca thi kéo dài từ 8h đến 16h45, vòng thi cuối cùng của ViOlympic năm nay có sự góp mặt của hơn 10.000 học sinh thuộc 48 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đây là những thí sinh được lựa chọn từ hàng triệu học sinh trong cả nước đã tham gia các vòng thi từ tự do đến những vòng thi các cấp.

Tại vòng thi cấp quốc gia của ViOlympic năm nay, các thí sinh thực hiện 3 bài thi với tổng thời gian làm bài là 45 phút. Trong đó, có 2 game thi và 1 bài thi “Leo dốc”. Điều kiện để bước vào bài thi “Leo dốc” là học sinh cần vượt qua 2 game thi đầu với số điểm tối thiểu 100 điểm. Tại bài thi “Leo dốc”, học sinh trả lời sai tổng số 5 câu hỏi thi thì vòng thi sẽ tự động kết thúc.

Theo kết quả sơ bộ vừa được Ban tổ chức công bố, với nội dung thi Toán tiếng Anh khối lớp 4, trong tổng số gần 2000 thí sinh dự thi, 5 thí sinh có điểm số cao nhất lần lượt là: Đoàn Bảo Ngọc (Nam Định), 360 điểm; Trần Tuấn Bảo (Hà Nội), 330 điểm; 3 thí sinh Cao Minh Quốc Thái (TP.HCM), Nguyễn Minh Nhật (Ninh Bình) và Phạm Minh Hoàng (Vĩnh Phúc) cùng đạt điểm số 310 tuy nhiên khác nhau về thời gian làm bài.

Ở nội dung Toán tiếng Anh khối lớp 8, trong 532 thí sinh góp mặt, dẫn đầu là thí sinh Trần Xuân Bách (Hà Nội) đạt 410 điểm; 2 vị trí tiếp theo thuộc về các học sinh Nguyễn Tuấn Dương (Hải Phòng) và Nguyễn Cao Cường (Hà Nội với điểm số lần lượt là 400 và 390 điểm; 2 thí sinh Nguyễn Quang Minh (Hà Nội) và Trần Anh Vũ (Phú Thọ) cùng đạt 380 điểm, song thời gian hoàn thành bài khác nhau.

Nội dung thi Toán tiếng Việt khối lớp 5 là nội dung có số lượng thí sinh dự thi vòng thi cấp quốc gia đông đảo nhất – 5.218 thí sinh. Và theo kết quả dự kiến, cùng với ViOlympic Vật lí lớp 9, đây cũng là một nội dung mà các thí sinh đạt điểm số khá cao. Cụ thể, 5 thí sinh dẫn đầu cuộc thi lần lượt là Kiều Minh Đức (Hà Nội) với 570 điểm; Đồng Quốc Duy (Hà Nội), 550 điểm; Vũ Quang Huy (Hà Nội), 500 điểm; Nguyễn Lê Nhật Nam (Hà Nội), 500 điểm; Đỗ Việt Khoa (Hà Nam), 490 điểm.

Trong nội dung Toán tiếng Việt khối lớp 9, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.355 thí sinh. Các vị trí dẫn đầu về điểm số, theo kết quả sơ bộ của Ban tổ chức, gồm có: Lê Minh Triết (Sơn La) đạt 310 điểm; Huỳnh Hiếu Lộc (Tiền Giang), 290 điểm; Cao Phan Anh Dũng (Đồng Nai), 290 điểm; Đỗ Như Hưng (Phú Thọ), 280 điểm); và Phạm Thị Hồng Nhung (Ninh Bình) đạt 270 điểm.

Ở môn thi Toán tiếng Việt khối lớp 12, 5 học sinh đạt điểm số cao nhất vòng thi này là: Trần Thị Thu Huyền (Phú Thọ) với 400 điểm; 4 thí sinh cùng đến từ Phú Thọ gồm Nguyễn Trung Kiên (390 điểm), Nguyễn Như Quỳnh Mai (360 điểm); Dương Thanh Hiên (350 điểm) và Đinh Đức Mạnh (340 điểm).

Đối với nội dung thi Vật lí khối lớp 9, có tổng số 1072 thí sinh dự thi, 3 vị trí dẫn đầu đều thuộc về các học sinh Phú Thọ là Hà Hồng Dương đạt 590 điểm, Nguyễn Đức Huy đạt 580 điểm và Nguyễn Tùng Chi đạt 530 điểm. Hai vị trí tiếp theo là Lê Xuân Hậu (Hưng Yên) đạt 520 điểm; Phạm Anh Tùng (Hà Nam) đạt 500 điểm.

Với nội dung Vật lí lớp 12, các thí sinh đạt điểm cao nhất là; Trần Thị Hiền (Ninh Bình), 460 điểm; Vũ Quang An (Ninh Bình), 420 điểm; Nguyễn Xuân Đạt (Phú Thọ), 410 điểm; 2 thí sinh Trần Duy Hùng và Vũ Công Trường cùng đến từ Ninh Bình và cùng đạt 390 điểm.

Các cơ sở giáo dục và thí sinh có thể tra cứu kết quả thi sơ bộ trong vòng thi cấp quốc gia ViOlympic năm học 2018 – 2019 tại đây. Ban tổ chức cho biết, kết quả này sẽ được cập nhật lại sau khi Ban tổ chức rà soát hồ sơ, biên bản được gửi từ các đơn vị cụm thi.

Ban tổ chức cũng cho hay, về cơ cấu giải thưởng vòng thi cấp quốc gia năm học 2018-2019, Huy chương và giấy chứng nhận sẽ được trao cho các học sinh tham gia theo từng môn và khối lớp, trong đó giải Vàng chiếm 2% tổng số học sinh tham gia; giải Bạc chiếm 3%; giải Đồng chiếm 5% và tỷ lệ học sinh đạt giải Khuyến khích chiếm 10% tổng số học sinh tham gia.

ViOlympic là cuộc thi cấp quốc gia về Toán học và Vật lí trên Internet do FPT tổ chức, dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Năm học 2018-2019, cùng với việc duy trì và phát triển sân chơi trực tuyến môn Toán, Vật lí cho học sinh phổ thông, ViOlympic còn hướng tới mục đích tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Internet như là một phương thức học tập; học sinh được luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực học tập môn Toán, Vật lí; góp phần tạo dựng nền tảng Toán học, Vật lí cho học sinh Việt Nam sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Vân Anh(ictnews.vn)

Nghệ An: Nam sinh lớp 5 mang dao đến trường đâm bạn

Cho rằng bạn ‘chưa xin lỗi’ sau mâu thuẫn từ trận bóng, một nam sinh lớp 5 ở TP Vinh, Nghệ An đã mang dao đến tường đâm bạn.
Sáng 3-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Lê Thị Bắc, hiệu trưởng Trường tiểu học Cửa Nam 1, phường Cửa Nam, TP Vinh (Nghệ An), xác nhận vụ việc vừa xảy ra tại trường này . Hiện trường đang gửi báo cáo gửi đến Phòng Giáo dục - đào tạo TP Vinh.
Trường tiểu học Cửa Nam 1, TP Vinh, Nghệ An - nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: DOÃN HÒA
Theo biên bản họp xử lý học sinh đánh nhau của Trường tiểu học Cửa Nam 1, khoảng 7h sáng ngày 2-4, giữa bốn nam sinh cùng học lớp 5 xảy ra xích mích. Lúc này, em N.Q.L. (học sinh lớp 5D) bất ngờ dùng một con dao bấm đâm vào vùng mông em L.T.K. (học sinh lớp 5E). Thấy bạn bị đâm, nhiều học sinh hốt hoảng gọi cô giáo để ngăn hai bạn đánh nhau.

Sau đó, K. được đưa vào phòng y tế của trường để sơ cứu ban đầu rồi chuyển tới bệnh viện để xử lý vết thương. K. bị khâu hai mũi ở vùng mông và phụ huynh đang xin phép K. được nghỉ học.

Về nguyên nhân của vụ việc, theo bà Bắc: vào thứ 6 tuần trước (ngày 29-3), nhóm học sinh chơi thể thao trong trường nhưng không may K. đá bóng trúng làm hỏng điện thoại của B. sau đó B. yêu cầu K. đền tiền và xin lỗi.

Cho rằng K. không xin lỗi, L. (bạn của B.) đã cãi nhau, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Đến sáng 2-4, L. mang theo con dao đến trường và có hành vi được cho là đâm vào vùng mông của K.
Con dao bấm mà L. dùng để đâm K. - Ảnh: DOÃN HÒA
"Đây là sự việc rất đáng tiếc. Chúng tôi đã cấm việc học sinh mang điện thoại đến trường và đá bóng trong sân trường, nhưng các em vẫn vi phạm dẫn đến mâu thuẫn, đánh nhau", bà Bắc nói và cho biết trong chiều nay, nhà trường sẽ họp hội đồng kỷ luật để đưa ra hình thức xử lý với mục đích "vừa đảm bảo răn đe vừa giáo dục các em".

Trước thông tin cho rằng học sinh lấy con dao gọt hoa quả của giáo viên để đánh nhau, bà Bắc khẳng định "không có chuyện đó và nhà trường cũng không bưng bít thông tin".

Ông Nguyễn Tất Thắng, hội trưởng Hội phụ huynh Trường tiểu học Cửa Nam 1, cho hay sau khi xảy ra sự việc, hội phụ huynh đã mời các học sinh liên quan cùng các học sinh vi phạm nội quy trường lớp để họp, lập biên bản xử lý.

Bản thân các em cũng đã nhận ra lỗi và hứa không tái phạm. Đây cũng là bài học trong việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong việc giáo dục học sinh

Tác giả: DOÃN HÒA

Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ

Lương giáo viên mới ra trường chưa bằng 1/2 lương giúp việc

Giáo viên THCS lương 2 triệu đồng/tháng, bậc THPT lương 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tiền thuê người giúp việc là 5 triệu đồng/tháng.
Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được trình Quốc hội. Lần sửa đổi này, Luật Giáo dục có nhiều điều chỉnh so với hiện hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trước khi có những điều chỉnh, thay đổi liên quan đến đội ngũ giáo viên, vấn đề đảm bảo đời sống, việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp phải được ưu tiên trước.

Cốt lõi là việc làm cho sinh viên sư phạm

Trình bày tờ trình dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của sinh viên sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác.

Quy định hiện hành, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục, tuy nhiên chính sách này đã tồn tại một số hạn chế, bất cập như: Sinh viên sư phạm ra trường không làm đúng ngành giáo dục, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước không hiệu quả, đồng thời chính sách này không còn phù hợp với xu hướng tự chủ hiện nay của các trường ĐH.

Bởi vậy, dự Luật Giáo dục sửa đổi đã sửa lại quy định trên như sau: Sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì được miễn khoản vay này.

Nói về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng Luật Giáo dục ban hành năm 1998 có quy định, sinh viên các trường sư phạm không phải đóng học phí. Quy định này đã có tác dụng nhất định trong việc thu hút học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm và góp phần đào tạo được đội ngũ giáo viên phổ thông có chất lượng.

“Tuy nhiên, đến nay đã 20 năm, có nhiều thay đổi trong xã hội và trong hệ thống sư phạm, việc thực hiện quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, làm cho tác dụng của nó đang bị hạn chế dần. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải xem xét để thay đổi quy định này”, GS Nguyễn Minh Hiển nói.

GS Nguyễn Minh Hiển cho rằng đề xuất của ban soạn thảo là sinh viên các trường sư phạm được vay một khoản tiền nhất định từ quỹ tín dụng để đóng học phí và chi trả một phần sinh hoạt phí cho toàn bộ khóa học.

Sau này, nếu tốt nghiệp, ra công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Còn nếu không thì đương nhiên sẽ phải hoàn trả khoản vay này.

Quy định như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo được ưu tiên cho những người theo đuổi nghề sư phạm (thực chất là vẫn được miễn học phí và các ưu đãi khác), vừa nâng cao được hiệu quả chính sách ưu đãi của nhà nước, đảm bảo sự công bằng.

“Còn đa’nh giá sự thay đổi sẽ tác động thế nào đến chất lượng đào tạo sư phạm, tôi chưa dám đưa ra các dự báo. Vì có một thực tế là hiện nay, đối với nhiều học sinh, sinh viên giỏi và gia đình họ, sức hấp dẫn của ngành sư phạm không dừng ở việc được miễn học phí nữa, mà quan trọng hơn là tìm được việc làm và có được mức lương thỏa đáng.

Theo tôi, đây mới là cốt lõi của vấn đề mà chúng ta cần giải quyết” – GS Nguyễn Minh Hiển cho hay.

Lương thấp, liệu giáo viên có thể yên tâm với nghề?

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, trường THCS&THPT Marie Curie cho rằng dự thảo chỉ quy định những sinh viên làm đúng ngành sẽ được miễn khoản vay.

“Vậy có tình huống nảy sinh, những sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm trong ngành sư phạm thì khoản tín dụng sư phạm được giải quyết thế nào? Vấn đề là không phải họ không muốn làm đúng nghề mà không xin được việc, không trường nào nhận. Không phải chờ đợi 6 tháng, một năm mà là vài năm.

Trong tình huống này xử lý thế nào? Có được khoanh nợ không? Quy định này liệu có làm khó cho sinh viên và cũng có gì đó chưa thấu tình. Dự thảo phải làm rõ được nội hàm này” – ông Nguyễn Xuân Khang khẳng định.

Chính vì vậy, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng phải cụ thể hóa hơn quy định này.

Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng tiền lương giáo viên hiện nay quá thấp. Giáo viên THCS lương 2 triệu, giáo viên THPT lương 3 triệu. Trong khi đó, tiền thuê người giúp việc là 5 triệu đồng/tháng.

“Mức lương 2 triệu đến 3 triệu/tháng nhưng lại bị cấm dạy thêm. Theo tôi, phải rõ ràng trong chuyện này, đó là cấm dạy thêm tràn lan, chứ còn lương giáo viên hiện nay quá thấp mà vẫn bă’t họ yên tâm với nghề là khó khả thi” – GS Lân Dũng chia sẻ.

Còn GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cũng bày tỏ tiếc nuối khi chính sách lương cho nhà giáo không còn trong dự thảo luật. Ông cho biết đã rất mừng khi Bộ GD&ĐT đưa vào luật một điều khẳng định về lương của nhà giáo “được xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp” nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương.


Chủ trương đãi ngộ tiền lương đối với nhà giáo đã được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII năm 1996 và tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 29.

GS Phạm Minh Hạc cho rằng hơn 20 năm nay Đảng đã có Nghị quyết, nhưng vẫn chưa được luật hóa quy định này.

Chính vì vậy, theo dự đoán của GS Nguyễn Lân Dũng, năm nay khó có thể tuyển được thí sinh điểm cao vào sư phạm.

“Điểm chuẩn đầu vào 3 điểm/môn thì có đào tạo đến 20 năm cũng không trở thành giáo viên giỏi. Vì vậy, vấn đề đầu vào của trường sư phạm cũng cần phải được đặt ra” – GS Lân Dũng đề xuất.

Theo: Zing

“Con nhà giáo có bao nhiêu em nối nghiệp cha mẹ?”

Đến bao giờ giáo viên sống được bằng lương? Câu hỏi luôn được đặt ra nhưng chẳng bao giờ có câu trả lời.

LTS: Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Song, trước những nỗi khó khăn, vất vả của nhiều giáo viên hiện nay, ngành giáo dục đang dần mất đi sự thu hút đối với các bạn trẻ.

Nhằm góp phần nêu lên tiếng nói của những người trong cuộc, cô giáo Phan Tuyết đã cho rằng: Nhà nước đầu tư cho Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhưng lại lãng quên đi một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành bại của việc đổi mới giáo dục đó là giáo viên. 

Nghề giáo không chỉ vất vả, cực nhọc, áp lực mà chế độ đãi ngộ lại không cao. Giáo viên dần mất đi nhiệt huyết, người tài lại chẳng chịu vào. Nhiều giáo viên có tâm với nghề luôn khắc khoải, trăn trở “cứ cái đà này, không biết rồi giáo dục sẽ đi đến đâu?”.
Hình ảnh minh họa về những nỗi khó khăn, vất vả của người giáo viên (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Một hiện thực đau lòng đang diễn ra trước mắt, trong khi học sinh giỏi, xuất sắc cứ lao vào các ngành công an, bộ đội, y dược thì ngành sư phạm phải tuyển sinh theo kiểu “giã cào”. Điểm chuẩn vào ngành sư phạm đang quay về ngưỡng của mấy mươi năm về trước. Vì sao lại đến cảnh này?

“Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng.

Ông Trần Kim Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã khẳng định: “Hiện nay, thang bảng lương của nhà giáo đã được xếp theo thang bảng lương chung tại Bảng lương số 3 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.


Theo đó, lương của nhà giáo không thấp hơn so với những viên chức cùng loại (khối viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công có 4 loại: A, B, C và D thì Nhà giáo được xếp từ bậc B trở lên).

Ông Trần Kim Tự nói tiếp: “Có thể nói, với chính sách tiền lương hiện nay căn bản đã bám sát Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóaVIII”.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra “Tại sao nhà giáo vẫn nghèo?, Tại sao họ vẫn không thể sống được bằng lương?, Tại sao những người giỏi lại chẳng màng vào sư phạm?”…

Nếu làm cuộc thống kê “Con nhà giáo có bao nhiêu em nối nghiệp cha mẹ?”. Có lẽ, mọi người sẽ bất ngờ vì con số này rất, rất ít.

Chỉ tính riêng một trường học nơi tôi từng giảng dạy trước đây, có năm hàng chục con giáo viên thi đại học nhưng chỉ có một em thi vào sư phạm.

Có em bố mẹ định hướng cho theo nghề để giữ truyền thống lâu đời của gia đình. Nhưng cô bé ấy đã nhất quyết nói rằng:

“Ba mẹ khổ như thế chưa thấy đủ sao mà còn muốn đời con mình khổ? Nếu ba mẹ vẫn cứ cương quyết bắt con thi sư phạm, con sẽ tự tử cho mà xem”. Trước câu nói dứt khoát ấy, vợ chồng cô bạn phải để con mình chọn trường đại học Kinh tế”.

Dù lương của giáo viên thấp thế, nhưng hiện nay, ngân sách chi cho lĩnh vực Giáo dục đã là 20% so với tổng chi của ngân sách Nhà nước.

Đây là tỷ lệ thể hiện sự ưu tiên hơn cho giáo dục vì đất nước ta còn khó khăn, còn nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác cũng cần được đầu tư.

Trong khi đó, Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhà nước đã phải chi ra “Tổng kinh phí thực hiện dự án là 80 triệu đô la Mỹ. Trong đó, có 77 triệu đô la Mỹ là nguồn vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế – Ngân hàng Thế giới và 3 triệu đô la Mỹ vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Điều đó chứng tỏ Nhà nước đang rất quan tâm đến giáo dục đúng như câu nói “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Tuy nhiên, bỏ ra một khoản tiền khổng lồ như thế cho việc Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong khi chưa biết nó thành công đến mức độ nào e rằng sẽ lãng phí. Bởi, những lần thay sách trước đây, cũng đã tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ nhưng hiệu quả cũng chẳng đi đến đâu.

Nhà nước đầu tư cho Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhưng lại lãng quên một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành bại của việc đổi mới giáo dục đó là giáo viên.

Khi thầy cô còn nghèo, còn chạy ăn từng bữa, bệnh chẳng dám đến bệnh viện vì sợ không tiền chi trả, hằng ngày còn phải phân tâm về chuyện lương tiền để nuôi con ăn học, phụng dưỡng cha mẹ…

Khi họ còn phải bôn ba “chân ngoài dài hơn chân trong” bòn mót để kiếm từng đồng trang trải cuộc sống thì tâm trí đâu dành cho giáo dục?

Giáo sư Hoàng Tụy đề xuất: “Nhà nước không cần đầu tư tiền cho việc biên soạn. Số tiền bao nhiêu tỉ ấy không phải để biên soạn sách giáo khoa mà để bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, trợ cấp cho các trường sư phạm nâng cao chất lượng đào tạo”.

Việc đề xuất của Giáo sư Hoàng Tụy cũng chính là mong muốn của nhiều giáo viên. Trong khi học sinh nhiều nơi đang thiếu phòng học (60 học sinh/lớp), học sinh phải học theo ca, bàn ghế, đồ dùng dạy và học còn thiếu thì việc đầu tư một khoản tiền lớn cho việc thay sách cũng chẳng mang đến hiệu quả cao như chúng ta mong muốn.

Bên cạnh đó, không có chính sách ưu đãi để thu hút người tài vào sư phạm chúng ta sẽ thực hiện đổi mới thế nào khi nhân lực ngành sư phạm quá yếu?

Phan Tuyết/GDVN

Sự thật kinh dị đằng sau những câu chuyện cổ tích nổi tiếng Thế giới

Những câu chuyện cổ tích với cái kết đẹp như mơ từng làm xiêu lòng biết bao bạn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật đằng sau đó có lẽ sẽ khiến không ít người bất ngờ. Có những chi tiết trong phiên bản gốc của những câu chuyện cổ tích nổi tiếng sẽ khiến bạn rùng mình khi biết được.

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem... đều là những câu chuyện cổ tích nổi tiếng khắp thế giới. Không chỉ có cái kết đẹp, những câu chuyện này còn chứa đựng những bài học nhân văn cùng giá trị giáo dục sâu sắc. 

Tuy vậy, trong một số phiên bản đầu tiên của truyện, có những chi tiết mang hơi hướng... kinh dị mà ngay cả người lớn khi xem lại còn thấy rùng mình.

1. Cô Bé Lọ Lem

Lọ Lem là cô bé hiền lành, mồ côi cha và phải sống cùng dì ghẻ cùng 2 cô con gái riêng của dì. Một hôm, nhà vua mở hội kén vợ cho hoàng tử. Lọ Lem dù bị mẹ kế và 2 chị liên tục hãm hại nhưng được bà tiên giúp đỡ vẫn đến được vũ hội trong trang phục vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy. Ở đó, Lọ Lem và hoàng tử đã phải lòng nhau.
Cô bé Lọ Lem được bà tiên tặng cho bộ trang phục xinh đẹp cùng cỗ xe bí ngô để đến buổi tiệc
Đúng 0h, Lọ Lem phải quay trở về nhà, trong lúc vội vã cô đã đánh rơi đôi giày. Hoàng tử nhặt được sau đó đã mở cuộc thi kén giày để tìm người thương của mình. 2 cô chị cũng xúm xít đến thử nhưng không vừa, kết quả chỉ có mình Lọ Lem thử vừa giày và được gả làm vợ của hoàng tử.

Đó là câu chuyện cổ tích Lọ Lem chúng ta thường nghe trong phiên bản viết lại của Charles Perrault. Còn trong bản gốc của anh em nhà Grimm có những chi tiết rùng rợn hơn như 2 cô chị người thì cắt ngón chân, người cắt gót chân để vừa với giày. Con chim của Lọ Lem sau đó đã đi mách với hoàng tử sự gian lận này. Hoàng tử sau đó đã sai chim mổ mắt của 3 mẹ con dì ghẻ để trừng phạt. 

2. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Ít ai biết, nhân vật thợ săn trong Cô Bé Quàng Khăn Đỏ là chi tiết đã được thêm vào sau này. Còn trong phiên bản của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), cả hai bà cháu đều bị chó sói ăn thịt và hết truyện.
Kinh dị nhất có lẽ là phiên bản trước khi đến được tay Charles Perrault và anh em nhà Grimm. Theo đó, chó sói xẻ thịt bà cô bé ra sau đó mời cô bé ngồi vào bàn ăn với món thịt từ chính bà của mình. Cô bé vì đói nên đã vào bàn ăn ngon lành. Con sói sau đó ăn thịt luôn cô bé.

3. Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn

Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm 1982, câu chuyện có một số chi tiết so với phiên bản chúng ta thường đọc như: Nhân vật hoàng hậu độc ác chính là mẹ ruột chứ không phải mẹ kế của Bạch Tuyết.

Bà ta sai người đi gi.ết Bạch Tuyết và mang tim, gan phổi... về không phải lấy bằng chứng rằng Bạch Tuyết đã c.hết, mà vì muốn ăn thịt người.
Câu chuyện Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn từng có những chi tiết rất đáng sợ
Và cũng không có nụ hôn làm thức tỉnh Bạch Tuyết nào ở đây cả. Khi Bạch Tuyết nằm trong cỗ quan tài, một hoàng tử đi ngang qua nên đã mang đó đi. Hoàng tử sau đó vấp phải đá nên cỗ quan tài bị lật nghiêng, trái táo văng ra ngoài nên Bạch Tuyết mới sống lại.

Còn có một chi tiết đáng sợ hơn, đó là khi hoàng hậu xuất hiện trong đám cưới của Bạch Tuyết với hoàng tử, Bạch Tuyết đã bắt hoàng hậu mang đôi giày sắt được nung đỏ, nhảy múa cho đến ch.ết.

4. Nàng Tiên Cá

Trong phiên bản quen thuộc của hoạt hình Disney, nàng tiên cá sau đó đã biến thành người và lấy hoàng tử. Tuy nhiên, phiên bản gốc của Andersen lại có kết cục buồn hơn rất nhiều.

Trước khi lấy đi giọng hát và biến đuôi nàng thành chân, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá rằng nếu không lấy được hoàng tử, nàng sẽ biến thành bọt biển và sẽ ch.ết. 
Hoàng tử sau đó không nhận ra nàng tiên cá, chàng đã cưới cô gái khác. Nàng tiên cá lúc đó đứng trước 2 sự lựa chọn: Hoặc là g.iết c.hết hoàng tử để lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa; hoặc là phải c.hết khi mặt trời mọc. Nàng tiên cá sau đó đã quá đau buồn mà đã gieo mình xuống biển sâu tự vẫn.

5. Công Chúa Ngủ Trong Rừng

Công Chúa Trong Rừng trong phiên bản quen thuộc có nội dung sau: Nàng công chúa bị lời nguyền ngủ trăm năm, cho đến khi có chàng hoàng tử ghé ngang qua, trao cho nàng nụ hôn và lời nguyền bị hóa giải.
Tuy nhiên, trong phiên bản Pháp của Charles Perrault còn có cả phần 2. Theo đó, hoàng tử, lúc này đã là vua, đưa công chúa về lâu đài của mình. Nhưng bà mẹ của vua khi đó rất thích ăn thịt người, đặc biệt là trẻ con.

Trong lúc vua đang chinh chiến ngoài chiến trường, bà đã sai người gi.ết con dâu và 2 đứa cháu để thỏa mãn sở thích ăn thịt người. Người đầu bếp tốt bụng sau đó đã lừa bà và cứu họ.

Quá tức giận vì bị lừa dối, bà đã chuẩn bị một cái nồi lớn chứa những con vật ghê rợn để nấu 2 đứa bé cùng một lúc. May mắn sao nhà vua trở về kịp lúc, bà mẹ uất ức tự nhảy vào nồi và bị những con vật kia bâu vào ăn thịt.

6. Hoàng Tử Ếch

Chúng ta thường biết, hoàng tử vì mang lời nguyền nên phải mang hình hài con ếch xấu xí. Cho đến khi chàng gặp được cô công chúa tốt bụng và nhận được nụ hôn từ nàng, hoàng tử đã trở lại thành chàng trai khôi ngô tuấn tú như trước.
Nhờ nụ hôn của công chúa, hoàng tử được trở lại thành người
Còn trong phiên bản gốc, hoàng tử sau khi đột nhập vào phòng của công chúa đã liên tục nằm dưới gối ngủ của cô, cho đến khi bị cô phát hiện, hoàng tử bị ném vào tường.

May mắn là hành động này đã biến anh trở lại thành người. Còn trong một số phiên bản khác, tình tiết còn kinh dị hơn khi công chúa vì quá sợ mà đã cắt đứt đầu con ếch thay vì hôn.


KIM / thethaovanhoa.vn
 

© Copyright 2014-2019 Relax Việt

Quản trị Blog: Clip Hài Vui Nhộn
Email:mr_sok164@yahoo.com.vn
Supported by Relax Việt