Giáo viên THCS lương 2 triệu đồng/tháng, bậc THPT lương 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tiền thuê người giúp việc là 5 triệu đồng/tháng.
Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được trình Quốc hội. Lần sửa đổi này, Luật Giáo dục có nhiều điều chỉnh so với hiện hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trước khi có những điều chỉnh, thay đổi liên quan đến đội ngũ giáo viên, vấn đề đảm bảo đời sống, việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp phải được ưu tiên trước.
Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được trình Quốc hội. Lần sửa đổi này, Luật Giáo dục có nhiều điều chỉnh so với hiện hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trước khi có những điều chỉnh, thay đổi liên quan đến đội ngũ giáo viên, vấn đề đảm bảo đời sống, việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp phải được ưu tiên trước.
Cốt lõi là việc làm cho sinh viên sư phạm
Trình bày tờ trình dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của sinh viên sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác.
Quy định hiện hành, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục, tuy nhiên chính sách này đã tồn tại một số hạn chế, bất cập như: Sinh viên sư phạm ra trường không làm đúng ngành giáo dục, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước không hiệu quả, đồng thời chính sách này không còn phù hợp với xu hướng tự chủ hiện nay của các trường ĐH.
Bởi vậy, dự Luật Giáo dục sửa đổi đã sửa lại quy định trên như sau: Sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì được miễn khoản vay này.
Nói về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng Luật Giáo dục ban hành năm 1998 có quy định, sinh viên các trường sư phạm không phải đóng học phí. Quy định này đã có tác dụng nhất định trong việc thu hút học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm và góp phần đào tạo được đội ngũ giáo viên phổ thông có chất lượng.
“Tuy nhiên, đến nay đã 20 năm, có nhiều thay đổi trong xã hội và trong hệ thống sư phạm, việc thực hiện quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, làm cho tác dụng của nó đang bị hạn chế dần. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải xem xét để thay đổi quy định này”, GS Nguyễn Minh Hiển nói.
GS Nguyễn Minh Hiển cho rằng đề xuất của ban soạn thảo là sinh viên các trường sư phạm được vay một khoản tiền nhất định từ quỹ tín dụng để đóng học phí và chi trả một phần sinh hoạt phí cho toàn bộ khóa học.
Sau này, nếu tốt nghiệp, ra công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Còn nếu không thì đương nhiên sẽ phải hoàn trả khoản vay này.
Quy định như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo được ưu tiên cho những người theo đuổi nghề sư phạm (thực chất là vẫn được miễn học phí và các ưu đãi khác), vừa nâng cao được hiệu quả chính sách ưu đãi của nhà nước, đảm bảo sự công bằng.
“Còn đa’nh giá sự thay đổi sẽ tác động thế nào đến chất lượng đào tạo sư phạm, tôi chưa dám đưa ra các dự báo. Vì có một thực tế là hiện nay, đối với nhiều học sinh, sinh viên giỏi và gia đình họ, sức hấp dẫn của ngành sư phạm không dừng ở việc được miễn học phí nữa, mà quan trọng hơn là tìm được việc làm và có được mức lương thỏa đáng.
Theo tôi, đây mới là cốt lõi của vấn đề mà chúng ta cần giải quyết” – GS Nguyễn Minh Hiển cho hay.
Lương thấp, liệu giáo viên có thể yên tâm với nghề?
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, trường THCS&THPT Marie Curie cho rằng dự thảo chỉ quy định những sinh viên làm đúng ngành sẽ được miễn khoản vay.
“Vậy có tình huống nảy sinh, những sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm trong ngành sư phạm thì khoản tín dụng sư phạm được giải quyết thế nào? Vấn đề là không phải họ không muốn làm đúng nghề mà không xin được việc, không trường nào nhận. Không phải chờ đợi 6 tháng, một năm mà là vài năm.
Trong tình huống này xử lý thế nào? Có được khoanh nợ không? Quy định này liệu có làm khó cho sinh viên và cũng có gì đó chưa thấu tình. Dự thảo phải làm rõ được nội hàm này” – ông Nguyễn Xuân Khang khẳng định.
Chính vì vậy, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng phải cụ thể hóa hơn quy định này.
Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng tiền lương giáo viên hiện nay quá thấp. Giáo viên THCS lương 2 triệu, giáo viên THPT lương 3 triệu. Trong khi đó, tiền thuê người giúp việc là 5 triệu đồng/tháng.
“Mức lương 2 triệu đến 3 triệu/tháng nhưng lại bị cấm dạy thêm. Theo tôi, phải rõ ràng trong chuyện này, đó là cấm dạy thêm tràn lan, chứ còn lương giáo viên hiện nay quá thấp mà vẫn bă’t họ yên tâm với nghề là khó khả thi” – GS Lân Dũng chia sẻ.
Còn GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cũng bày tỏ tiếc nuối khi chính sách lương cho nhà giáo không còn trong dự thảo luật. Ông cho biết đã rất mừng khi Bộ GD&ĐT đưa vào luật một điều khẳng định về lương của nhà giáo “được xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp” nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương.
Chủ trương đãi ngộ tiền lương đối với nhà giáo đã được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII năm 1996 và tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 29.
GS Phạm Minh Hạc cho rằng hơn 20 năm nay Đảng đã có Nghị quyết, nhưng vẫn chưa được luật hóa quy định này.
Chính vì vậy, theo dự đoán của GS Nguyễn Lân Dũng, năm nay khó có thể tuyển được thí sinh điểm cao vào sư phạm.
“Điểm chuẩn đầu vào 3 điểm/môn thì có đào tạo đến 20 năm cũng không trở thành giáo viên giỏi. Vì vậy, vấn đề đầu vào của trường sư phạm cũng cần phải được đặt ra” – GS Lân Dũng đề xuất.
Theo: Zing
Post a Comment