BÀI VIẾT MỚI
Showing posts with label Nuôi dạy con. Show all posts
Showing posts with label Nuôi dạy con. Show all posts

13 cách nói của mẹ thông minh để con nghe lời mẹ răm rắp, đừng quát mắng

Muốn con nghe lời nhiều bố mẹ phải quát mắng, dọa nạt hay dùng roi vọt… Mẹ đổ lỗi do con khó bảo nhưng có khi nào bạn nghĩ mình dạy con sai phương pháp?

1. “Khi nào… thì”

Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những khi muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…

Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ “khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.
Mẹ không nên dùng thái độ cứng nhắc, yêu cầu con
2. Sử dụng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”

Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.

3. Hãy cho bé lựa chọn

Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.

Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…
Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn và con nghe lời răm rắp
4. Hãy tích cực

Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”. Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.

5. Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn”

Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho em mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho em mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

6. Đừng hỏi khó

Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản
Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”…

7. Trực tiếp

Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.

Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.

8. Gọi tên

Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: “Ben, lấy hộ mẹ cái cốc”, “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.

9. “Chân trước, miệng sau”

Thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi tra.

Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.
Quát mắng con không phải là cách tốt để trẻ nghe lời
10. Nguyên tắc từng câu một

Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.

Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.

11. Đưa lợi ích để bé không từ chối

Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.

12. Hãy đơn giản

Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

13. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.

Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

Theo phunugiadinh.vn

Bà đẻ uống sữa đặc + bia, 1h sau sữa về ào ạt, thơm nức, nuôi con mũm mĩm

Sinh xong mẹ nào cũng muốn mình nhiều sữa để cho con ăn uống no nê. Và đây là cách giúp sữa mẹ về ào ào, các mẹ tham khảo nhé.

Hồi mới sinh, em vốn đã ít sữa, ngày cho con ti 3 lần nhưng lần nào ti xong bé cũng khóc đòi ăn thêm mà con lại không chịu bú bình.

Em cũng cố vắt sữa ra, lúc đầu còn được 70ml, sau chỉ còn được 30ml, em lo lắng lắm. Thử đủ cách trên mạng, ăn bao nhiêu móng giò mà mãi chẳng thấy sữa đâu.
Sau được chị hàng xóm qua chơi mách cho cách trộn bia với sữa đặc có đường uống hàng ngày. May sao, trộm vía em hợp nước uống này, kết quả là sữa mẹ về ào ạt, ướt hết cả áo mà bé nhà em ti no nê cả ngày luôn. Để em chia sẻ lên đây cách làm, đơn giản lắm ạ, mẹ nào đang tắc sữa thì thử xem sao nhé!

CÁCH LÀM:

– Mẹ pha 3-4 thìa sữa đặc có đường (sữa ông thọ) với 1/2 lon bia

Thức uống này nhằm kích thích tuyến sữa, mẹ uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ b.ú của con, sữa sẽ về rất nhanh đấy ạ. Mẹ cũng không cần lo lắng mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ đâu nha.

Mẹ nên kết hợp uống thêm 2 loại nước mát lành sau để nhanh kích thích nguồn sữa về:

1. Nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt rang cũng làm cho sữa mẹ thơm ngon hơn, kích thích vị giác dữ dội hơn nên bé bú cũng nhiều hơn.

Chuẩn bị:

– 1 kg gạo lứt

– Muối

– Nước lọc

Cách làm:

– Nhặt hết hạt sâu, lép trong gạo và đem phơi.

– Sau đó cho gạo lên bếp, vặn lửa lớn, chờ đến khi chảo nóng, cho gạo lứt vào rang vàng, không để cháy.

– Khi gạo dậy mùi thơm, khoảng chừng 10 phút sau khi rang thì tắt bếp.

– Đợi đến khi gạo nguội, cho vào hũ đậy kín.

– Khi uống, mẹ pha vài muỗng với nước nóng cho gạo tiết ra chất và ăn cả cái cùng với nước.
2. Nước hỗn hợp 5 loại đậu

Uống nước của 5 loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng) giúp thanh lọc, giải nóng cho cơ thể, lợi sữa.

Cách làm:

– Trộn lẫn 200gram mỗi loại đậu với nhau rồi cho vào chảo to để rang sơ, nghe dậy mùi thơm là được.

– Sau đó mẹ cho hỗn hợp này vào 1 lọ nhựa/thủy tinh đậy kín để dùng dần.

– Mỗi tối mẹ lấy 1 -2 nắm hỗn hợp đậu đã rang, cho vào bình giữ nhiệt và chế khoảng 1,5 lít nước sôi, để qua đêm cho ngấm.

– Mẹ uống 1 bình nước thơm ngon mỗi ngày vừa bổ dưỡng cho mẹ lại vô cùng lợi sữa để cho con bú.

Ngoài ra, mẹ cần làm một số việc sau để sữa mẹ về nhanh hơn:

– Mẹ nên uống nhiều nước ấm ngay trong bữa cơm giúp cho sữa tiết nhiều hơn.

– Mẹ cần ăn nhiều đạm, ưu tiên thịt ức gà, thịt bò (với bé không bị dị ứng), cá chép, cá hồi, tôm tươi ram, mỗi ngày nên uống 1 cốc nước cam, ăn thêm rau lang, rau dền luộc, đu đủ chín, …, vừa giúp mẹ tăng tiết sữa vừa giúp con không bị táo bón, giải nhiệt cho bé.

– Xoa bóp bầu ngự.c:

Mẹ dùng tay xoa bóp bầu ngự.c mỗi bên chừng 10 phút. Lưu ý: lực càng mạnh càng thông được nhiều tia sữa, sau 20-30 phút sẽ thấy sữa tiết ra.

– Phải nặn sữa:

Mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngự.c một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh v.ú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện.

Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và mẹ có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngự.c thêm một lúc và thử lại để gọi sữa về cho con b.ú.

– Cho con bú đúng cách:

Khi cho trẻ b.ú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sá.t vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh nú.m v.ú để động tác b.ú được tốt hơn.

Theo myeva

Tất tần tật mẹo dân gian nuôi con sơ sinh nhàn tênh, mau lớn, mỗi tháng tăng ít nhất 1 kg

Dưới đây là những mẹo hay vô cùng đơn giản nhưng lại rất an toàn cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng, thuận tiện, con mau ăn chóng lớn, tăng cân đều qua từng tháng mà mẹ có thể học hỏi và áp dụng.
Lần đầu tiên sinh nở và chăm sóc trẻ nhỏ, chắc chắn người phụ nữ nào cũng sẽ cảm thấy bỡ ngỡ đôi ba phần.
Dưới đây là những mẹo hay vô cùng đơn giản nhưng lại rất an toàn cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng, thuận tiện, con mau ăn chóng lớn, tăng cân đều qua từng tháng mà mẹ có thể học hỏi và áp dụng.

1. Mẹ cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp con nhận được vô vàn lợi ích quý giá. Để có một lượng sữa dồi dào, đặc thơm, chị em hãy trộn rượu trắng và men thành hỗn hợp để bôi lên bầu ng.ự.c khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Bên cạnh đó cần tích cực chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại nước lợi sữa như nước đậu, nước lá đinh lăng, nước chè vằng,…

2. Để bé không bị sốt khi tiêm phòng chị em có thể sử dụng lá tía tô. Chị em cho con bú sữa mẹ hãy ăn nhiều lá tía tô vài ngày trước và sau khi cho con đi tiêm để phòng ngừa sốt cho bé hiệu quả.

3. Bé hay khóc quấy, thức dậy giữa đêm mẹ có thể ôm con trước n.gự.c đi qua đi lại hoặc nhún lên xuống thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, còn một cách nữa giúp bé ngủ ngon hơn đó chính là dùng lá trầu không. Mẹ hơ ấm lá trầu áp lên b.ụ.ng bé rồi ôm con vỗ về sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Khi sử dụng cách này mẹ hãy lưu ý đến nhiệt độ, không hơ quá nóng dễ khiến bé bị phỏng.

4. Nếu được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ từ khoảng 6 tháng mới nên bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé ngậm, dùng muỗng đưa vào miệng để bé quen với việc được đút ăn, về sau con sẽ ăn nhanh và dễ dàng hơn nhiều.

5. Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 – 17 tiếng/ngày nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con ngủ nhiều vào ban ngày mà đánh thức con dậy thường xuyên. Thực tế cho thấy bé ngủ nhiều vào ban ngày cũng sẽ không bị m.ấ.t ngủ vào ban đêm nên chị em hãy cứ để con ngủ đủ giấc.
6. Mẹ hãy ăn nhiều cà rốt, trà búp ổi, chuối xanh và cho con bú khi bé có dấu hiệu về rối loạn tiêu hóa.

7. Đầy tháng, mẹ dùng cuống lá trầu hoặc cỏ nhọ nồi vẽ lên chân mày sau này bé lớn lên chân mày của con sẽ sắc nét, rõ đẹp.

8. Học các bài massage để áp dụng cho trẻ sơ sinh sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bé. Các động tác massage đúng cách và phù hợp không chỉ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, thuận lợi hơn mà còn tăng cường lưu thông máu giúp bé luôn hồng hào, khỏe mạnh. Chính điều này cũng hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng của bé, trẻ tăng cân đều, thông minh nhanh nhẹn hơn rất nhiều.

9. Khi bé ngứa ngáy vì rôm sảy có thể sử dụng các loại nước lá như mướp đắng, chè xanh,… để tắm cho con. Tuy nhiên mẹ phải cực kỳ cẩn thận, hãy pha loãng chứ không nên để nước đặc nguyên chất và nhớ thử một lượng nhỏ xem con có bị dị ứng hay không. Sau khi tắm, mẹ đừng quên tráng người lại cho con bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô cho bé.

10. Muốn bé lớn nhanh, luôn tràn đầy năng lượng thì khi đến tuổi ăn dặm, mẹ nên cho con tập làm quen với rau củ, trái cây từ sớm. Bên cạnh thịt, cá,… rau củ, trái cây sẽ cung cấp cho trẻ lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Không những thế, một số loại rau xanh còn chứa lượng canxi nhiều gấp đôi, gấp ba sữa có thể giúp trẻ lớn nhanh, tăng trưởng tốt mẹ không nên bỏ qua.

11. Cho con tiếp xúc với các loại tranh ảnh nhiều màu sắc, treo bảng chữ cái gần nơi con nằm để bé làm quen được với mặt chữ và cải thiện thị giác, nhận thức tốt hơn ngay từ khi còn nhỏ.

12. Cho bé vận động càng sớm càng tốt thông qua các động tác bò, trườn, lật,… Khi con lớn hơn, chị em hãy để bé tiếp xúc với các môn thể thao như bơi lộ, chạy xe đạp, chạy bộ,… từ sớm để con có cơ hội rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng, kích thích sự phát triển thể chất ngày càng cao lớn hơn.

Theo Tnews

5 cách dạy dỗ sai lầm của cha mẹ khiến con càng lớn càng hư hỏng

Cách dạy dỗ của cha mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của con trẻ. Dưới đây là 5 cách dạy dỗ sai lầm của cha mẹ khiến con càng lớn càng hư.

Hay trách mắng con
Có rất nhiều cách dạy khi con phạm phải sai lầm. Thay vì động viên và khuyến khích, cha mẹ vẫn chọn cách la mắng con. Việc cha mẹ thường xuyên la con chỉ khiến con sợ nhưng không phục. Còn chưa kể, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng dần rạn nứt. Hơn hết, khi đứa bé lớn lên, trẻ có thể học theo thói này để giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp,…

Thường xuyên so sánh với con nhà người ta

Con nhà người ta dù có tốt, có đẹp cũng đâu phải con mình, hà cớ gì bố mẹ lại thích đem so sánh? Việc so sánh như thế chẳng những không giúp con tiến bộ, cố gắng tốt hơn mà ngược lại khiến trẻ cảm thấy tự ti, luôn mặc cảm. Khi lớn lên, chúng thường thiếu tự tin trong cuộc sống, luôn cảm thấy mình không có giá trị.

Cha mẹ thường xuyên cãi nhau

Ngay từ nhỏ, trẻ phải chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên cãi nhau, ít hoặc nhiều trẻ đều bị ảnh hưởng. Thứ nhất là tình cảm của chúng giành cho bố mẹ không còn đong đầy. Thứ hai là trẻ có thể học theo thói quen xấu này của bố mẹ. Còn chưa kể, một số trẻ có thể bị ảnh hưởng lâu dài về tâm lý và rối loạn hành vi.

Không giữ lời hứa với con cái
Nếu cha mẹ xem nhẹ lời hứa với con cái, cha mẹ đang sai trong cách dạy con rồi đấy. Đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ để hiểu việc giữ lời hứa là quan trọng thế nào. Trong lúc đang giận dỗi vì muốn con nín khóc, cha mẹ vô tình hứa suông dẫn con đi chơi hoặc mua kẹo bánh. Tưởng chỉ hứa cho qua, con sẽ quên nhưng bé chắc chắn không dễ quên như bố mẹ nghĩ. Việc không giữ lời hới với con cái, cha mẹ vô tình dạy con mất chữ tín. Vậy nên, cha mẹ đừng hứa với con mà không thực hiện nhé.

Nuông chiều con quá mức

Bản tính con cái là sự phản ánh chính xác nhất cách dạy con của bố mẹ. Nếu ngay từ nhỏ, cha mẹ chiều chuộng con quá mức thì nghĩa là bố mẹ đang tiếp tay để con học theo thói xấu. Yêu thương con không sai nhưng yêu con theo kiểu quá nuông chiều thì quá sai lầm. Nếu không muốn con trở thành đứa trẻ hư hỏng, bướng bỉnh, cha mẹ nên ý thức được đâu là yêu con, đâu là đang hại con.

M.H (phununews.vn)

Thay vì quát 'im lặng', cha mẹ nói gì khi trẻ khóc để con không tổn thương?

Con khóc là điều khiến cha mẹ mệt mỏi, nổi cáu, nhưng thay vì quát mắng bạn nên nói những điều sau đây.

Khi thấy con khóc, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao con khóc. Nguyên nhân có thể do đói, mệt mỏi, khó chịu... Cách tốt nhất để ngăn trẻ tiếp tục gào khóc là bình tĩnh và an ủi đứa trẻ bằng cách tìm được nguyên nhân gây khóc. 

Cha mẹ cũng nên dạy con cách dùng những từ ngữ đơn giản để mô tả cảm xúc. Sau khi con lên tiếng về nguyên nhân khiến mình khóc hãy khen con vì đã nói lên được điều đó. Cha mẹ cần biết hành động khóc cũng như tức giận hay cười lớn, không phải điều gì xấu hay sai trái. 

Đừng đánh lạc hướng con khỏi cảm xúc của trẻ

Cha mẹ thường cố gắng chuyển hướng sự chú ý của con đến đồ chơi thú nhồi bông yêu thích hay một bộ phim mà trẻ thích. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên để con tự điều chỉnh cảm xúc hơn là tìm cách phân tâm trẻ như vậy.

Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi

Con bạn đang khóc có nghĩa trẻ đang gắn với cảm xúc mà bản thân đang cảm nhận. Việc đặt cho con nhiều con hỏi sẽ càng khiến cho trẻ căng thẳng và chán nản.
Đừng đổ lỗi cho con

Cha mẹ nên kiềm chế việc khiến con ngừng khóc bằng cách đổ lỗi cho con. Thay vào đó, cha mẹ nên lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con. 

Đừng la hét

Đồng cảm với con sẽ tốt hơn là la hét để con ngừng khóc. Bên cạnh việc chú ý đến cách nói chuyện, từ ngữ bạn dùng khi an ủi con cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên dùng kiểu từ ngữ cho thấy sự đồng cảm, nhận ra cảm xúc của con khi khóc, cho thấy cha mẹ hiểu những gì con đang trải qua.

Bạn có thể nói gì khi con khóc?

1. "Khóc là chuyện bình thường mà"

2. "Buồn là chuyện bình thường mà".

3. "Con có muốn nói cho cha/mẹ nguyên nhân vì sao con khóc không?"

4. "Con nói đúng, điều này thật không công bằng".

5. "Cha/mẹ cũng thấy không công bằng cho con".

6. "Cha/mẹ nghe con nói"

7. "Cha/mẹ đang lắng nghe con".

8. "Cha/mẹ đây rồi", "Cha/mẹ muốn ở đây với con".

9."Cha/mẹ sẽ giúp con giải quyết".

10. "Con biết con có thể tìm đến cha/mẹ khi con sẵn sàng chia sẻ chứ".
 

© Copyright 2014-2019 Relax Việt

Quản trị Blog: Clip Hài Vui Nhộn
Email:mr_sok164@yahoo.com.vn
Supported by Relax Việt