BÀI VIẾT MỚI
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts

Tiền Giang: Nam sinh muốn thi vào ngành sư phạm mầm non

Ngày 18.3, chương trình Tư vấn mùa thi năm 2019 của Báo Thanh Niên thực hiện tại Trường THPT Trương Định (TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang) với sự tham dự của học sinh các trường THPT trên địa bàn.

Học sinh Hồ Trung Nam, Trường THPT Gò Công, thắc mắc: “Các thầy cô cho em hỏi nam có đăng ký học ngành giáo dục mầm non được không? Có được ưu tiên gì không? Cơ hội việc làm như thế nào?”. Nam cho biết mình dự định đăng ký nguyện vọng 2 vào ngành giáo dục mầm non khiến nhiều học sinh tham dự chương trình tỏ ra băn khoăn.
Học sinh đặt câu hỏi về ngành giáo dục mầm non
Nhưng thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: “Các bạn thích học thầy hay cô? Có bạn thích thầy, có bạn thích cô, miễn sao thầy cô dạy hay, dễ thương. Ngành giáo dục mầm non không phân biệt nam hay nữ. Nếu cảm thấy có năng lực có thể đăng ký thi ngành này”.

Thạc sĩ Quốc cũng cho biết hiện nay khoa Giáo dục mầm non trong trường vẫn có nam sinh chứ không chỉ có nữ sinh. Học sinh cũng an tâm. Hiện nay ngành này thiếu giáo viên rất lớn.

“Nhiều bạn nam ngại chăm sóc trẻ. Nhiều khi chúng ta nghĩ chỉ dành cho nữ mà không dành chon nam. Nhưng cha chúng ta trong nhà chăm sóc tốt không? Rất tốt. Nhiều khi đây là yếu tố tâm lý thôi. Nếu đam mê ngành này tôi động viên các bạn hãy theo đuổi. Chưa kể trường mầm non có nhiều vị trí việc làm khác nhau…”, thạc sĩ Quốc cho biết.

Trả lời thắc mắc của một học sinh hỏi là ngành sư phạm có yêu cầu học sinh phải cao từ 1,5 m trở lên không, thạc sĩ Lê Phan Quốc cho biết hiện nay trường không sử dụng tiêu chí này trong đề án tuyển sinh.

Khởi tố thầy giáo nghỉ hưu giao cấu với nữ sinh lớp 10

Công an huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) vừa khởi tố giáo viên nghỉ hưu giao cấu với nữ sinh lớp 10.
Hình minh họa
Ngày 19/3, công an huyện Châu Đức khởi tố ông Thân Thái Hoàng (60 tuổi, ngụ xã Bình Giã, giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn trường tiểu học B.G, vừa nghỉ hưu từ tháng 2/2019) về hành vi giao cấu với trẻ em.

Trước đó, gia đình nữ sinh phát hiện hình ảnh và tin nhắn với lời lẽ khiêu dâm của ông Hoàng nên đã nói chuyện với ông này và ông này thừa nhận quan hệ với nạn nhân.

Người thân ông Hoàng đã mang 50 triệu đồng đưa gia đình nữ sinh và hứa sẽ không qua lại với nạn nhân nữa. 

Tuy nhiên, tối 2/3, gia đình nữ sinh phát hiện nam giáo viên đưa con gái vào nhà mẹ vợ ông Hoàng (bà này đã đi Mỹ, nhờ Hoàng trông coi) nên yêu cầu mở cửa và báo công an xã. 

Vụ việc được chuyển lên công an huyện Châu Đức tiếp tục làm rõ.

Sau khi có kết quả giám định, công an xác định ông Hoàng đã giao cấu với nữ sinh.

“Con nhà giáo có bao nhiêu em nối nghiệp cha mẹ?”

Đến bao giờ giáo viên sống được bằng lương? Câu hỏi luôn được đặt ra nhưng chẳng bao giờ có câu trả lời.

LTS: Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Song, trước những nỗi khó khăn, vất vả của nhiều giáo viên hiện nay, ngành giáo dục đang dần mất đi sự thu hút đối với các bạn trẻ.

Nhằm góp phần nêu lên tiếng nói của những người trong cuộc, cô giáo Phan Tuyết đã cho rằng: Nhà nước đầu tư cho Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhưng lại lãng quên đi một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành bại của việc đổi mới giáo dục đó là giáo viên. 

Nghề giáo không chỉ vất vả, cực nhọc, áp lực mà chế độ đãi ngộ lại không cao. Giáo viên dần mất đi nhiệt huyết, người tài lại chẳng chịu vào. Nhiều giáo viên có tâm với nghề luôn khắc khoải, trăn trở “cứ cái đà này, không biết rồi giáo dục sẽ đi đến đâu?”.
Hình ảnh minh họa về những nỗi khó khăn, vất vả của người giáo viên (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Một hiện thực đau lòng đang diễn ra trước mắt, trong khi học sinh giỏi, xuất sắc cứ lao vào các ngành công an, bộ đội, y dược thì ngành sư phạm phải tuyển sinh theo kiểu “giã cào”. Điểm chuẩn vào ngành sư phạm đang quay về ngưỡng của mấy mươi năm về trước. Vì sao lại đến cảnh này?

“Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng.

Ông Trần Kim Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã khẳng định: “Hiện nay, thang bảng lương của nhà giáo đã được xếp theo thang bảng lương chung tại Bảng lương số 3 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.


Theo đó, lương của nhà giáo không thấp hơn so với những viên chức cùng loại (khối viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công có 4 loại: A, B, C và D thì Nhà giáo được xếp từ bậc B trở lên).

Ông Trần Kim Tự nói tiếp: “Có thể nói, với chính sách tiền lương hiện nay căn bản đã bám sát Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóaVIII”.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra “Tại sao nhà giáo vẫn nghèo?, Tại sao họ vẫn không thể sống được bằng lương?, Tại sao những người giỏi lại chẳng màng vào sư phạm?”…

Nếu làm cuộc thống kê “Con nhà giáo có bao nhiêu em nối nghiệp cha mẹ?”. Có lẽ, mọi người sẽ bất ngờ vì con số này rất, rất ít.

Chỉ tính riêng một trường học nơi tôi từng giảng dạy trước đây, có năm hàng chục con giáo viên thi đại học nhưng chỉ có một em thi vào sư phạm.

Có em bố mẹ định hướng cho theo nghề để giữ truyền thống lâu đời của gia đình. Nhưng cô bé ấy đã nhất quyết nói rằng:

“Ba mẹ khổ như thế chưa thấy đủ sao mà còn muốn đời con mình khổ? Nếu ba mẹ vẫn cứ cương quyết bắt con thi sư phạm, con sẽ tự tử cho mà xem”. Trước câu nói dứt khoát ấy, vợ chồng cô bạn phải để con mình chọn trường đại học Kinh tế”.

Dù lương của giáo viên thấp thế, nhưng hiện nay, ngân sách chi cho lĩnh vực Giáo dục đã là 20% so với tổng chi của ngân sách Nhà nước.

Đây là tỷ lệ thể hiện sự ưu tiên hơn cho giáo dục vì đất nước ta còn khó khăn, còn nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác cũng cần được đầu tư.

Trong khi đó, Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhà nước đã phải chi ra “Tổng kinh phí thực hiện dự án là 80 triệu đô la Mỹ. Trong đó, có 77 triệu đô la Mỹ là nguồn vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế – Ngân hàng Thế giới và 3 triệu đô la Mỹ vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Điều đó chứng tỏ Nhà nước đang rất quan tâm đến giáo dục đúng như câu nói “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Tuy nhiên, bỏ ra một khoản tiền khổng lồ như thế cho việc Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong khi chưa biết nó thành công đến mức độ nào e rằng sẽ lãng phí. Bởi, những lần thay sách trước đây, cũng đã tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ nhưng hiệu quả cũng chẳng đi đến đâu.

Nhà nước đầu tư cho Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhưng lại lãng quên một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành bại của việc đổi mới giáo dục đó là giáo viên.

Khi thầy cô còn nghèo, còn chạy ăn từng bữa, bệnh chẳng dám đến bệnh viện vì sợ không tiền chi trả, hằng ngày còn phải phân tâm về chuyện lương tiền để nuôi con ăn học, phụng dưỡng cha mẹ…

Khi họ còn phải bôn ba “chân ngoài dài hơn chân trong” bòn mót để kiếm từng đồng trang trải cuộc sống thì tâm trí đâu dành cho giáo dục?

Giáo sư Hoàng Tụy đề xuất: “Nhà nước không cần đầu tư tiền cho việc biên soạn. Số tiền bao nhiêu tỉ ấy không phải để biên soạn sách giáo khoa mà để bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, trợ cấp cho các trường sư phạm nâng cao chất lượng đào tạo”.

Việc đề xuất của Giáo sư Hoàng Tụy cũng chính là mong muốn của nhiều giáo viên. Trong khi học sinh nhiều nơi đang thiếu phòng học (60 học sinh/lớp), học sinh phải học theo ca, bàn ghế, đồ dùng dạy và học còn thiếu thì việc đầu tư một khoản tiền lớn cho việc thay sách cũng chẳng mang đến hiệu quả cao như chúng ta mong muốn.

Bên cạnh đó, không có chính sách ưu đãi để thu hút người tài vào sư phạm chúng ta sẽ thực hiện đổi mới thế nào khi nhân lực ngành sư phạm quá yếu?

Phan Tuyết/GDVN

Sự thật kinh dị đằng sau những câu chuyện cổ tích nổi tiếng Thế giới

Những câu chuyện cổ tích với cái kết đẹp như mơ từng làm xiêu lòng biết bao bạn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật đằng sau đó có lẽ sẽ khiến không ít người bất ngờ. Có những chi tiết trong phiên bản gốc của những câu chuyện cổ tích nổi tiếng sẽ khiến bạn rùng mình khi biết được.

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem... đều là những câu chuyện cổ tích nổi tiếng khắp thế giới. Không chỉ có cái kết đẹp, những câu chuyện này còn chứa đựng những bài học nhân văn cùng giá trị giáo dục sâu sắc. 

Tuy vậy, trong một số phiên bản đầu tiên của truyện, có những chi tiết mang hơi hướng... kinh dị mà ngay cả người lớn khi xem lại còn thấy rùng mình.

1. Cô Bé Lọ Lem

Lọ Lem là cô bé hiền lành, mồ côi cha và phải sống cùng dì ghẻ cùng 2 cô con gái riêng của dì. Một hôm, nhà vua mở hội kén vợ cho hoàng tử. Lọ Lem dù bị mẹ kế và 2 chị liên tục hãm hại nhưng được bà tiên giúp đỡ vẫn đến được vũ hội trong trang phục vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy. Ở đó, Lọ Lem và hoàng tử đã phải lòng nhau.
Cô bé Lọ Lem được bà tiên tặng cho bộ trang phục xinh đẹp cùng cỗ xe bí ngô để đến buổi tiệc
Đúng 0h, Lọ Lem phải quay trở về nhà, trong lúc vội vã cô đã đánh rơi đôi giày. Hoàng tử nhặt được sau đó đã mở cuộc thi kén giày để tìm người thương của mình. 2 cô chị cũng xúm xít đến thử nhưng không vừa, kết quả chỉ có mình Lọ Lem thử vừa giày và được gả làm vợ của hoàng tử.

Đó là câu chuyện cổ tích Lọ Lem chúng ta thường nghe trong phiên bản viết lại của Charles Perrault. Còn trong bản gốc của anh em nhà Grimm có những chi tiết rùng rợn hơn như 2 cô chị người thì cắt ngón chân, người cắt gót chân để vừa với giày. Con chim của Lọ Lem sau đó đã đi mách với hoàng tử sự gian lận này. Hoàng tử sau đó đã sai chim mổ mắt của 3 mẹ con dì ghẻ để trừng phạt. 

2. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Ít ai biết, nhân vật thợ săn trong Cô Bé Quàng Khăn Đỏ là chi tiết đã được thêm vào sau này. Còn trong phiên bản của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), cả hai bà cháu đều bị chó sói ăn thịt và hết truyện.
Kinh dị nhất có lẽ là phiên bản trước khi đến được tay Charles Perrault và anh em nhà Grimm. Theo đó, chó sói xẻ thịt bà cô bé ra sau đó mời cô bé ngồi vào bàn ăn với món thịt từ chính bà của mình. Cô bé vì đói nên đã vào bàn ăn ngon lành. Con sói sau đó ăn thịt luôn cô bé.

3. Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn

Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm 1982, câu chuyện có một số chi tiết so với phiên bản chúng ta thường đọc như: Nhân vật hoàng hậu độc ác chính là mẹ ruột chứ không phải mẹ kế của Bạch Tuyết.

Bà ta sai người đi gi.ết Bạch Tuyết và mang tim, gan phổi... về không phải lấy bằng chứng rằng Bạch Tuyết đã c.hết, mà vì muốn ăn thịt người.
Câu chuyện Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn từng có những chi tiết rất đáng sợ
Và cũng không có nụ hôn làm thức tỉnh Bạch Tuyết nào ở đây cả. Khi Bạch Tuyết nằm trong cỗ quan tài, một hoàng tử đi ngang qua nên đã mang đó đi. Hoàng tử sau đó vấp phải đá nên cỗ quan tài bị lật nghiêng, trái táo văng ra ngoài nên Bạch Tuyết mới sống lại.

Còn có một chi tiết đáng sợ hơn, đó là khi hoàng hậu xuất hiện trong đám cưới của Bạch Tuyết với hoàng tử, Bạch Tuyết đã bắt hoàng hậu mang đôi giày sắt được nung đỏ, nhảy múa cho đến ch.ết.

4. Nàng Tiên Cá

Trong phiên bản quen thuộc của hoạt hình Disney, nàng tiên cá sau đó đã biến thành người và lấy hoàng tử. Tuy nhiên, phiên bản gốc của Andersen lại có kết cục buồn hơn rất nhiều.

Trước khi lấy đi giọng hát và biến đuôi nàng thành chân, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá rằng nếu không lấy được hoàng tử, nàng sẽ biến thành bọt biển và sẽ ch.ết. 
Hoàng tử sau đó không nhận ra nàng tiên cá, chàng đã cưới cô gái khác. Nàng tiên cá lúc đó đứng trước 2 sự lựa chọn: Hoặc là g.iết c.hết hoàng tử để lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa; hoặc là phải c.hết khi mặt trời mọc. Nàng tiên cá sau đó đã quá đau buồn mà đã gieo mình xuống biển sâu tự vẫn.

5. Công Chúa Ngủ Trong Rừng

Công Chúa Trong Rừng trong phiên bản quen thuộc có nội dung sau: Nàng công chúa bị lời nguyền ngủ trăm năm, cho đến khi có chàng hoàng tử ghé ngang qua, trao cho nàng nụ hôn và lời nguyền bị hóa giải.
Tuy nhiên, trong phiên bản Pháp của Charles Perrault còn có cả phần 2. Theo đó, hoàng tử, lúc này đã là vua, đưa công chúa về lâu đài của mình. Nhưng bà mẹ của vua khi đó rất thích ăn thịt người, đặc biệt là trẻ con.

Trong lúc vua đang chinh chiến ngoài chiến trường, bà đã sai người gi.ết con dâu và 2 đứa cháu để thỏa mãn sở thích ăn thịt người. Người đầu bếp tốt bụng sau đó đã lừa bà và cứu họ.

Quá tức giận vì bị lừa dối, bà đã chuẩn bị một cái nồi lớn chứa những con vật ghê rợn để nấu 2 đứa bé cùng một lúc. May mắn sao nhà vua trở về kịp lúc, bà mẹ uất ức tự nhảy vào nồi và bị những con vật kia bâu vào ăn thịt.

6. Hoàng Tử Ếch

Chúng ta thường biết, hoàng tử vì mang lời nguyền nên phải mang hình hài con ếch xấu xí. Cho đến khi chàng gặp được cô công chúa tốt bụng và nhận được nụ hôn từ nàng, hoàng tử đã trở lại thành chàng trai khôi ngô tuấn tú như trước.
Nhờ nụ hôn của công chúa, hoàng tử được trở lại thành người
Còn trong phiên bản gốc, hoàng tử sau khi đột nhập vào phòng của công chúa đã liên tục nằm dưới gối ngủ của cô, cho đến khi bị cô phát hiện, hoàng tử bị ném vào tường.

May mắn là hành động này đã biến anh trở lại thành người. Còn trong một số phiên bản khác, tình tiết còn kinh dị hơn khi công chúa vì quá sợ mà đã cắt đứt đầu con ếch thay vì hôn.


KIM / thethaovanhoa.vn

Thầy giáo sốc trước tin đồn làm nữ sinh lớp 8 có bầu

Những ngày gần đây, dư luận ở Hà Tĩnh xôn xao trước thông tin đăng tải trên Facebook về việc một nữ sinh lớp 8, Trường THCS Lê Văn Thiêm (thành phố Hà Tĩnh) bị thầy giáo Th. dụ dỗ quan hệ dẫn đến có thai.

Theo đó, vào tối 26/2, trên trang Facebook cá nhân có tên Hiền Sóc, đã đăng tải một loạt dòng trạng thái nói về việc thầy Th. (công tác tại trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc) quan hệ với nữ sinh H.T.H. (học sinh lớp 8, Trường THCS Lê Văn Thiêm, đóng tại TP Hà Tĩnh) dẫn đến có thai.

Thông tin được lan truyền nhanh chóng khiến nhiều người tỏ ra phẫn nộ trước hành động của thầy giáo và việc giáo dục của phụ huynh không đến nơi đến chốn để xảy ra cơ sự như vậy.

Ngược lại, nhiều người khác lại cho rằng đó là tin đồn nhảm có ý đồ hãm hại thầy Th. và nữ sinh H.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - nơi nữ sinh H. đang theo học
Ngày 27/2, cách một ngày sau khi những dòng trạng thái được đăng tải trên trang Facebook, Ban giám hiệu Trường THCS Lê Văn Thiêm đã nhanh chóng có nhiều cuộc làm việc với nữ sinh trên và gia đình em và các cơ quan chức năng.

Theo báo cáo, xác minh của nhà trường, gia đình và bản thân em H.T.H., thì thầy Th. chưa một lần dạy thêm cho em H., và cũng chưa gặp hay biết mặt thầy giáo này.

Trước đó vào ngày 15/1, nhà Trường có tổ chức phối hợp Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, khám sức khỏe cho các em học sinh trong trường, em H. có tham gia khám và kết quả ngày hôm đó, sức khỏe em cũng được các bác sỹ kết luận bình thường.
Báo cáo của Trường THCS Lê Văn Thiêm sau khi tiếp nhận và xác minh tin đồn về nữ sinh trong trường.
Thầy giáo Trần Thanh Kiên, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Thiêm, cho biết, qua xác minh và căn cứ khoa học, thì nhà trường xác định những thông tin đăng tải trên trang Facebook cá nhân Hiền Sóc là bịa đặt sai sự thật. Mục đích trang Facebook nhằm bôi nhọ làm xấu đi hình ảnh của nhà trường bằng hình thức tạo nick Facebook ảo.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã báo sự việc và phối hợp ngành Công an để điều tra đối tượng có Facebook trên.

“Nhà trường cũng quán triệt tất cả các học sinh và giáo viên trong trường không được chia sẻ lan truyền những thông tin trên gây áp lực tâm lý cho em H., đồng thời chúng tôi cũng mong cơ quan chức năng làm rõ người tung tin và sự việc không có thật được công khai để không ảnh hưởng tới em H. và thầy Th.” – thầy Kiên nói.

Liên quan đến sự việc trên, PV Dân trí đã trực tiếp gặp và trao đổi với thầy giáo Trần Đình Th., thì được thầy Th. cho hay, trong một thời gian dài, thầy bận công việc nên không sử dụng Facebook cá nhân, đến ngày 27/2, khi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ đồng nghiệp và bạn bè, họ nói rằng có một Facebook học sinh, đăng tải thông tin là thầy làm cho nữ sinh lớp 8 có bầu, nhưng phủi trách nhiệm.
Những trạng thái được Facebook có tên Hiền Sóc liên tục chia sẻ vào ngày 26/2.
“Sau khi nhận thông tin, tôi rất bàng hoàng, nhiều ngày qua tôi rất mệt mỏi. Tôi đã cố gắng liên lạc với thầy Kiên, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Thiêm, để trình bày vấn đề trên. Sự việc không chỉ đơn thuần là câu nói đùa, mà đây là một ác ý, nhằm làm xấu đi hình ảnh của tôi và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân em học sinh đó cũng như ngành giáo dục tỉnh nhà.

Tôi rất mong muốn, các ngành chức năng sớm làm rõ sự việc để trả lại danh dự cho tôi cũng như em học sinh đó” – thầy Th. nói.

Trước thông tin cho rằng thầy Th. bị điều chuyển công tác từ Trường THPT chuyên Hà Tĩnh (thành phố Hà Tĩnh) về Trường THPT Nghèn (huyện Can Lộc) vì liên quan đến vụ việc, thầy Th. lần nữa khẳng định không hề có chuyện đó mà do thầy đã nhiều lần xin chuyển về cho gần nhà vì nhà thầy Th. sát Trường THPT Nghèn.

Liên quan đến việc tung tin có tính chất nghiêm trọng trên, một cán bộ Công an phường Hà Huy Tập (thành phố Hà Tĩnh) cho hay, đơn vị đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, qua xác minh thông tin ban đầu từ phía gia đình em H. thì sự việc không có thật. Phía Công an cũng đã hướng dẫn gia đình làm đơn và đã báo sự việc lên Công an TP Hà Tĩnh để phối hợp tìm ra người có Facebook tung tin đồn thất thiệt này.

Tác giả: Tiến Hiệp

Nguồn tin: Báo Dân trí

Thầy giáo trường chuyên Thái Bình thừa nhận 'gạ tình' nữ sinh

Gia đình nữ sinh bị thầy gạ gẫm cũng chia sẻ đã bớt bức xúc hơn khi nhận thấy sự việc mới dừng lại ở các tin nhắn, chưa đến mức xâm hại thân thể. 
Liên quan đến những tin nhắn "tán tỉnh" giữa thầy chủ nhiệm với nữ sinh lớp 10 tại Thái Bình, chiều 5/3, ban giám hiệu THPT chuyên Thái Bình tổ chức buổi họp xác minh toàn bộ vụ việc. Buổi họp có sự tham gia của thầy N.Đ.T (thầy giáo bị tố gạ gẫm), nữ sinh P.V.N.M, phụ huynh em M, ban giám hiệu nhà trường và đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Bình.
THPT chuyên Thái Bình.
Tại cuộc họp, thầy T thừa nhận có nhắn tin với em M và sử dụng ngôn từ tình cảm vượt mức bình thường giữa giáo viên và học sinh. "Tôi rất hối hận và hứa sẽ điều chỉnh, thực hiện nghiêm đạo đức nghề nghiệp nhà giáo", thầy T viết trong bản tường trình.

Chiều cùng ngày, đại diện Ban giám hiệu nhà trường làm việc với gia đình nữ sinh M để giải quyết vấn đề, đồng thời thông báo chuyển thầy T khỏi lớp nữ sinh này đang học. 

Bác của nữ sinh M cho biết đã rất lo lắng khi nhận được thông tin về việc thầy T nhắn tin cho cháu mình. Nhưng khi gặp biết cháu chưa bị xâm hại về thân thể mà mới dừng lại ở những tin nhắn nên cũng yên tâm và không bức xúc như lúc đầu.

Bố của M chia sẻ thêm, khi cháu M đỗ vào trường và được học thầy T, gia đình rất yên tâm bởi thầy T ở gần nhà. Phụ huynh M và thầy T thường xuyên gặp gỡ, trao đổi nên anh rất bất ngờ khi nghe thông tin. "Khi tìm hiểu tôi thấy những tin nhắn có tính chất vượt quá tình cảm thầy trò bình thường nhưng chỉ dừng lại ở tin nhắn, chưa ảnh hưởng thân thể của cháu. Gia đình đồng tình với cách xử lý của nhà trường là thay giáo viên chủ nhiệm và thay giáo viên dạy môn Địa lý. Gia đình yêu cầu thầy T phải rút kinh nghiệm nghiêm túc cho bản thân", bố của M chia sẻ trong cuộc họp.

Trước đó, trường THPT chuyên Thái Bình đã quyết định đình chỉ vai trò chủ nhiệm lớp và công việc giảng dạy môn Địa lý đối với thầy T. 

Huyền Anh(vnexpress.net)

Ghê tởm với loạt tin nhắn của thầy chủ nhiệm U.40 với nữ sinh lớp 10 ở Thái Bình

Loạt tin nhắn thầy giáo chủ nhiệm trường chuyên có tiếng ở Thái Bình tán tỉnh và gạ tình nữ sinh lớp 10 khiến dân mạng sôi sục.
Thời gian qua, hàng loạt thầy giáo bị phanh phui chuyện xâm hại tình dục học sinh. Mới đây, một thầy giáo ở trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị phụ huynh tố cáo có hành vi dâm ô với 15 nữ sinh lớp 5.
Sự việc chưa lắng xuống, dân mạng cảm thấy ghê tởm khi đọc loạt tin nhắn thầy giáo tán tỉnh và gạ tình nữ sinh lớp 10 ở Thái Bình.
“Nhớ đến cồn cào”;
“5-6 giờ chiều thầy trò m.ì.nh ra khu đô thị Trần Hưng Đạo cũng tiện mà”;
“Chờ mai kia còn lấy sức tận hưởng cảm giác ngọt ngào bên em”,
“Muốn em quyện vào thầy khi ở bên nhau”;
“Em cứ nghĩ thầy là người đầu tiên trong đời làm em cảm thấy hạnh phúc thực sự, là người đàn ông yêu em hết mực”;
“Ở chỗ tập thể thầy khó chịu vô cùng. Gần bên em làm chẳng làm được gì, tức quá”;
“Đêm qua thầy ngủ không được vì thầy đã giành tình cảm quá lớn cho em”;
Đó là những lời tán tỉnh và gạ tình gây sởn gai ốc mà thầy chủ nhiệm gửi cho nữ sinh đáng tuổi con m.ì.nh.
Loạt tin nhắn thầy T tán tỉnh và gạ tình nữ sinh 16 tuổi bị pha’t tán trên Facebook.
Theo N.T.L.A, người c.ô.ng khai loạt tin nhắn này, thầy giáo kia tên T, hơn 40 tuổi, đã có gia đình và c.ô.ng tác lâu năm ở trường chuyên có tiếng thuộc tỉnh Thái Bình.
Ban đầu nữ sinh khó chịu khi nhận tin nhắn tán tỉnh từ thầy T nhưng sau đó bị cưa đổ trước lời mật ngọt của ông ta.

Thầy T căn dặn xóa tin nhắn nhưng nữ sinh kia không làm theo và đưa cho bạn thân đọc để rồi bị chụp lại. Sau đó, bạn của nữ sinh pha’t tán loạt tin nhắn này trong nhóm Facebook của lớp.

Khi quá sức chịu đựng vì bị thầy T liên tục quấy rối, nữ sinh đã kể lại với ban giám hiệu. Thế nhưng, có lẽ vì sợ danh tiếng của trường bị ảnh hưởng nên ban giám hiệu làm ngơ và tiếp tục để thầy T công tác.
Hiện cả thầy T và nữ sinh đều đã khóa Facebook cá nhân.
Về hành vi băng hoại đạo đức của thầy T, em N.T.L.A chia sẻ: “Cha mẹ yên tâm gửi con tới trường, nhưng không hề hay biết thầy giáo chủ nhiệm lại là yêu râu xanh, chuyên đi gạ tình học sinh. Đây là tin nhắn giữa thầy giáo chủ nhiệm hơn 40 tuổi và cô bé học sinh lớp 10.
Em ấy rất khó chịu nhưng vì nếu không nhắn lại thì sẽ bị trù khi đi học nên em không dám nói ra. Khi mọi việc quá sức chịu đựng, em ấy nói với ban giám hiệu thì họ vẫn để thầy tiếp tục sự nghiệp “trồng người” dù đây là lần thứ 2 có học sinh t.ố c.á.o thầy. Đây là 1 ngôi trường có tiếng ở Thái Bình ạ. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy cố gắng theo dõi, quan tâm tới con m.ì.nh nhiều hơn. Thật sự kinh tởm!”.

Trước việc nhiều người muốn biết danh tính và số điện thoại của thầy giáo yêu râu xanh, N.T.L.A cho biết: “Thầy đã khóa Facebook và gần như tất cả học sinh biết chuyện này đều phải khóa Facebook rồi ạ. Thế nên mọi người đừng hỏi cháu Facebook và số điện thoại của thầy ạ!”.
Có người cho biết thầy T từng gạ tình 3 nữ sinh.
“Những tin nhắn này đã bị cấm, không được truyền ra ngoài. Cháu đăng để mọi người biết sự tha hóa của xã hội thôi chứ không cố ý hủy hoại danh tiếng của nhà trường. Chúng cháu cũng rất vất vả khi ôn luyện vào trường, chỉ là mọi sự chịu đựng đều có giới hạn.

Cháu không biết hành động của m.ì.nh có đúng không nhưng cháu đăng lên là muốn có người sẽ vào cuộc chứ không phải câu like ạ. Cháu nghĩ họ sẽ làm theo quy trình như những chuyện khác”, N.T.L.A tâm sự thêm.

Một học sinh ở An Giang bị thầy giáo đánh vẹo cột sống vì không thuộc bài

Ngày 24/2, ông Lê Văn Còn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Tân, An Giang cho biết, đang chờ bản tường trình của thầy giáo Lê Trường Thọ, chủ nhiệm lớp 7A3 Trường THCS Long Hòa, xã Long Hòa về việc đánh một học sinh trong lớp đến vẹo cột sống.
Trường THCS Long Hà nơi em T học.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, nạn nhân của vụ việc trên là em P.T.M.T., học sinh lớp 7A3.Chẩn đoán của Bác sĩ ở Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. HCM ghi rõ em bị vẹo cột sống. (Ảnh: Bửu Đấu) 
Em T. cho biết, ngay từ đầu năm thầy Lê Trường Thọ – giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 đã đặt ra nội quy, theo đó học sinh bình thường không thuộc bài sẽ bị thầy đánh 2-3 cây (loại cây rộng bằng 2 ngón tay và dài chừng 1m). 

Nếu ai có “chức vụ” (tổ trưởng, phó, lớp trưởng, lớp phó) sẽ cộng thêm “số 0″ ở phía sau (tức 20-30 cây). Còn “từ chức” bị đánh 40 cây.

Vào ngày 19/1, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thầy Thọ phát hiện em T. không thuộc bài nên la rầy. Ngay sau đó, em T. xin “từ chức” tổ trưởng môn Địa. Sau đó, thầy yêu cầu em T. lên bảng đứng chịu phạt đánh 100 cây.

Trước khi đánh, thầy Thọ vẽ vòng tròn bằng phấn rồi kêu em đứng vào vòng đó. Nếu trong lúc bị đánh mà chân di chuyển chạm lằn ranh vòng tròn hoặc ra khỏi vòng sẽ đánh lại từ đầu. 

Theo Báo Đất Việt, Khi thầy Thọ đánh được khoảng 10 cây thì T. đau và khóc. Thấy vậy, nhiều bạn khác trong lớp tình nguyện lên “chịu tiếp”. Khi hết đau, em lại tiếp tục bị đánh.

“Tổng số con bị thầy đánh khoảng 30 cây. Nếu tính của con và các bạn bị đánh tiếp thì khoảng 72 cây. Thầy nói, số còn lại cho nợ 28 cây nhưng sang tuần sau sẽ “nở” thành 32 cây”, T. nói.

Về nhà T. kêu đau nên được bố mẹ đưa lên TP. HCM thăm khám. Các bác sĩ kết luận T. bị vẹo cột sống.
Hồ sơ em T. đi Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM ngày 20/2 vừa qua. Phía gia đình khẳng định do thầy Thọ gây ra. (Ảnh: Bửu Đấu)
Trong buổi trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường, thầy Thọ đã thừa nhận việc đánh em T. rồi có nhiều em khác nên chịu đòn tiếp.

Nói về việc này, ông Trần Thiện Chơn – Hiiệu trưởng trường THCS Long Hòa cho biết, trường rất bất ngờ khi biết tin thầy Thọ đánh học sinh “tàn nhẫn” vậy. 

Mới đây, trường đã thành lập đoàn gồm 10 thầy cô giáo đến gia đình em T. để xin lỗi, nhưng hai bên đã có lời qua tiếng lại nên sự việc chưa được giải quyết. 

Gia đình em T. đã đăng những thông tin này lên mạng xã hội nên hiện tại công an xã, huyện đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc này.

“Nói gì thì nói chứ đánh học sinh như vậy là sai rồi. Thầy Thọ xin lỗi gia đình em T. vì đánh đập em như thế. Còn tôi đã yêu cầu thầy Thọ làm giải trình. Thầy Thọ nhìn nhận có đánh 1 em và sau đó nhiều em khác lên chịu tiếp”, ông Chơn nói.

Theo ông Chơn, quy định của trường không bao giờ có việc đánh học sinh không thuộc bài mà “cái này do thầy tự đặt ra”.

Còn em T. cho biết, hiện tại em đã làm đơn xin chuyển trường khác do “bị áp lực tinh thần quá vì không ai tin thầy đánh em như vậy”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng huyện Phú Tân tiếp tục xử lý.

Khôi Minh (doisongphapluat.com)

Tiền Giang: Xe bồn va chạm với xe máy khiến 1 cô giáo t.ử v.ong tại chỗ

Khoảng 17h ngày 20/2/2019, xe bồn mang BKS 51C-704.05 đang lưu thông trên đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương qua điểm rẽ ở ấp 4, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thì va chạm với một xe máy lưu thông cùng chiều khiến người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.Lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt điều tra nguyên nhân vụ việc, cũng như điều tiết giao thông.
Hiện trường vụ tai nạn (ảnh VTC)
Khi đến điểm rẽ ở ngã tư Đồng Tâm (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), tài xế cho xe rẽ phải. Cùng thời điểm này, người phụ nữ đi xe máy mang BKS 63B3-657.30 (chạy song song cùng chiều bên hông xe bồn) bất ngờ ngã xuống đường và bị bánh sau của xe bồn cán qua, chết tại chỗ. 

Theo thông tin được biết nạn nhân là cô Thưởng giáo viên - Chủ tịch CĐCS trường TH Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang.
Hiện trường vụ tai nạn(ảnh ATGT).
Nhận được tin báo, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh Tiền Giang kịp thời có mặt tại hiện trường phối hợp Đội CSGT công an huyện Châu Thành và công an xã Tam Hiệp để điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Khánh Long (TH)

Tiền Giang: Hai em học sinh dự thi Olympic quốc tế

Hai em Phạm Trần Minh Nhật (giải Nhất môn Sinh học) và em Nguyễn Tấn Đạt (giải Nhì môn Sinh học) của Trường THPT Chuyên Tiền Giang được chọn dự thi Đội tuyển Olympic quốc tế vào tháng 3-2019 sắp tới.
Hai em Phạm Trần Minh Nhật và Nguyễn Tấn Đạt
Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2019 diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15/01/2019, Tiền Giang 56 thí sinh dự thi với 10 môn. Kết quả có 8 thí sinh đoạt giải ở 4 môn thi gồm ngữ văn, sinh học, tin học và địa lý.

Trong đó, Trường THPT Chuyên Tiền Giang đoạt 6 giải, Trường THPT Đốc Binh Kiều đoạt 1 giải và THPT Chợ Gạo đoạt 1 giải. Hai em Phạm Trần Minh Nhật (giải Nhất môn Sinh học) và em Nguyễn Tấn Đạt (giải Nhì môn Sinh học) của Trường THPT Chuyên Tiền Giang được chọn dự thi Đội tuyển Olympic quốc tế vào tháng 3-2019 sắp tới.

Hiệu trưởng không còn là công chức thì làm không được, cho nghỉ luôn

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: “Việc hiệu trưởng không còn được xếp là công chức và được trả lương theo vị trí việc làm là điều tích cực”.

Chiếu theo quy định trong dự thảo Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến thì hiệu trưởng ở các trường phổ thông công lập không còn là công chức nữa.

Quy định mới này khiến nhiều người băn khoăn cho rằng, nếu hiệu trưởng không còn là công chức nữa thì những quyền hạn của hiệu trưởng có giảm bớt so với hiện nay không?

Hay khi hiệu trưởng không là công chức nữa thì có khích lệ, động viên được hiệu trưởng làm việc tốt hơn bây giờ?
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) ảnh nguồn giaoduc.net.vn.
Trước những ý kiến trên, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, thầy rất hoan nghênh nội dung của dự thảo lần này.

Theo thầy Khang: “Việc hiệu trưởng không còn được xếp là công chức và được trả lương theo quy định: “Từ năm 2020 viên chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm” là điều tích cực.

Các trường công lập sẽ có 3 thang bảng lương khác nhau đó là: Bảng lương viên chức quản lý; Bảng lương giáo viên đứng lớp; Bảng lương nhân viên”.

Tâm sự thêm xung quanh vấn đề này, thầy Khang chia sẻ:

“Tháng 9/1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (phụ trách khối Văn Xã) đến thăm trường Marie Curie, trường báo cáo cách thức trả lương của nhà trường.

Theo đó, trường trả lương vào việc mà không trả lương vào người. Nghĩa là đã có ba-rem tiền của các công việc, ai làm việc gì thì cộng tất cả tiền của các công việc đó lại thành lương.

Phó Thủ tướng nói: “Tuyệt vời, trường công cũng nên trả lương theo cách này!”.

Phân tích thêm về sự thay đổi và xu thế trong việc quản lý nhà trường phổ thông công lập hiện nay thầy Khang cho biết: “Nhà nước là chủ thể trường công, tất cả các thành viên (viên chức) hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, nhân viên… đều được nhà nước “thuê” về làm việc cho trường.


Vì thế, ai làm được việc thì giữ, không làm được việc thì nghỉ… Hợp đồng lao động xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động (Nhà nước) và người lao động”.

Cũng liên quan đến vấn đề này phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Vũ Đăng Minh, chánh văn phòng Bộ Nội vụ.

Ông Minh chia sẻ rằng, tới đây quy định công chức theo hướng chỉ áp dụng với các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…còn lại các đơn vị sự nghiệp mang tính chất dịch vụ công thì sẽ là viên chức kể cả người đứng đầu.

Trường phổ thông bình thường hoàn toàn làm dịch vụ giáo dục nên hiệu trưởng không còn là công chức nữa mà là viên chức.

Cũng theo ông Minh:

“Mặc dù hiệu trưởng không là công chức nữa nhưng theo chức năng nhiệm vụ, tinh thần phân cấp thì hiệu trưởng vẫn nắm giữ vai trò quản lý.

Do chủ trương đẩy mạnh phân cấp, đi kèm với phân cấp là điều kiện nên tới đây còn giao quyền nhiều hơn cho hiệu trưởng.

Việc giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng như trao quyền cho tướng quân tại ngoại.


Tức là tăng quyền tự chủ cho hiệu trưởng vì thế việc hiệu trưởng có là công chức hay viên chức thì không làm thay đổi vai trò chức năng của hiệu trưởng”.

Căn cứ vào bản giải trình của dự thảo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì quy định công chức bao gồm cả những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên thực tế đã phát sinh một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo đó viên chức được bổ nhiệm vào bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hầu hết không muốn chuyển sang giữ ngạch công chức.

Trong khi đó các trường hợp công chức được điều động sang làm lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập thì đương nhiên vẫn giữ ngạch công chức.

Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý đối với đối tượng này.

Đồng thời, việc quy định áp dụng Luật Cán bộ công chức đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cũng không phù hợp với thực tiễn và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thôi việc, kỷ luật đối với đội ngũ này.

Ngoài ra, để bảo đảm sự liên thông, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện giữa các quy định của Đảng và pháp luật trong công tác cán bộ, việc nghiên cứu, sử dụng thống nhất khái niệm cán bộ, công chức trong các văn bản của Đảng với quy định của Luật Cán bộ, công chức là cần thiết.

Vì thế trong dự thảo luật lần này đã quy định, Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trinh Phúc/GDVN

Lớp học thành vựa đồng nát, giáo viên thành chủ ve chai

Câu chuyện đồng nát đừng bao giờ tiếp diễn, để nhà trường không bị chửi lây, để giáo viên chuyên tâm giảng dạy, để học sinh vô tư nghỉ ngơi, chơi Tết…

Ngày đầu năm trở lại trường, học trò vai mang cặp nặng trĩu, tay xách bị vỏ lon hối hả bước đi. Thương con, một số phụ huynh tay xách nách mang dùm cho con khỏi tội.

Một số cha mẹ, có lẽ do quá vội vì sợ trễ giờ làm nên miệng liên tục cáu gắt, chửi rủa “Quy ra bao nhiêu tiền nộp cho khỏe, bắt nộp vỏ lon kiểu này mệt mỏi hơn”.
Góc lớp thành nơi chứa vỏ lon (Ảnh tác giả)
Tiếng một phụ huynh bức xúc nói lớn “Nhà trường bắt nộp vỏ lon chẳng khác nào dạy trẻ đi ăn cắp”.

Thấy lạ, một số người xúm vào hỏi vì sao? Vị phụ huynh nói rằng có em nhà không có vỏ lon nên qua hàng xóm lấy trộm, bị phát hiện nên bị mấy đứa trẻ đánh cho. Người mẹ xót con cứ réo tên nhà trường mà chửi”.

Nghe câu chuyện cảm thấy xót xa, cũng oan cho nhà trường, bởi quy định nộp vỏ lon đâu phải từ nhà trường yêu cầu.

Đó là quyết định kí kết giữa Phòng giáo dục và Hội đồng đội thị xã.

Từng trường học dù không muốn cũng chẳng dám trái lệnh.

Bởi, nếu không chấp hành, cuối năm khi xếp loại thi đua thì hoạt động đội của trường sẽ bị xem xét.

Thế là dù không muốn, từng trường cũng phải triển khai xuống các lớp.

Giáo viên dù không muốn cũng phải triển khai đến học sinh.

Vậy là, đầu năm mới, thầy cô trở thành chủ vựa ve chai, học sinh trở thành người kiếm đồng nát và lớp học trở thành kho chứa những đồ phế thải kia.

Phát động học sinh nộp lon, có trường làm nhẹ nhàng được đâu hay đấy, giáo viên còn dễ thở đương nhiên học sinh cũng chẳng bị thầy cô làm khó.

Cực nhất là có trường đưa chỉ tiêu cột vào từng lớp và giáo viên chủ nhiệm.

Có giáo viên lại vì thành tích thi đua nên buộc tất cả học sinh phải nộp đủ (ít nhất là 20 vỏ lon, nhiều thì không giới hạn).

Em nộp nhiều vỏ lon được tuyên dương, em nộp ít hoặc không có bị thầy cô nhắc nhở nên học sinh khá sợ điều này. Nhà không có cũng phải ráng tìm cho có vỏ lon.

Vỏ lon học sinh mang nộp được tập trung cuối lớp (đợi đủ mới nộp về trường).

Để lâu, thế là cái nước bia ngà ngà đọng lại lâu ngày chảy rỉ ra cuối lớp bốc mùi thum thủm khiến bầu không khí vốn trong lành trở nên vô cùng khó chịu.

Thầy cô phải thu lai ra cả tuần mới đủ. Bởi có em nhớ, em quên nên không thể nộp cùng một lúc.

Hằng ngày đến lớp, thầy cô phải ngưng dạy tranh thủ nhận vỏ lon học sinh nộp, ghi chép số lượng, tên người nộp, nhắc nhở dăm ba câu những học sinh chưa có, sau đó mới bắt đầu bài dạy.

Tình trạng buộc học sinh nộp vỏ lon sau mỗi mùa Tết đã bị phụ huynh phản ứng, bị báo chí phản ánh khá nhiều thế nhưng tình trạng này vẫn chưa được chấp dứt.

Chúng tôi tha thiết mong rằng, câu chuyện đồng nát đừng bao giờ tiếp diễn sau mỗi độ xuân về, để nhà trường không bị chửi lây, để giáo viên chuyên tâm giảng dạy, để học sinh vô tư nghỉ ngơi, chơi Tết mà không phải lo lắng dành phần hay kiếm tìm vỏ lon để nộp.

Phan Tuyết/GDVN
 

© Copyright 2014-2019 Relax Việt

Quản trị Blog: Clip Hài Vui Nhộn
Email:mr_sok164@yahoo.com.vn
Supported by Relax Việt