Dân gian thường dùng trâm bầu làm trà nhuận gan, lợi tiểu nhưng ít ai biết rằng trâm bầu còn giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Mùa hoa quả của trâm bầu từ tháng 9-11. Người dân ở một số nơi hái lá trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. Hầu như ở cây trâm bầu, mọi bộ phận đều hữu ích và có khả năng chữa trị nhiều bệnh. Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim.
Cây trâm bầu có công dụng trị ung thư tuyệt vời. |
Nước sắc từ hạt trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây trâm bầu dân giã này lại có hiệu quả cao trong việc phòng tránh và chống lại tế bào ung thư.
Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, Giám đốc Viện Nghiên cứu Ung thư thuộc bang Arizone (Mỹ) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là combretastatin trong vỏ cây trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat, chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của combretastatin khi dùng chung với một số chất kháng ung thư khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị. Thuốc này có thể tiêu diệt tới 95% tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của combretastatin trong việc ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến các tế bào ung thư, làm cho chúng ở trong tình trạng đói oxygen không thể phát triển được.
Nghiên cứu mới này đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhân ung thư hay người có nguy cơ mắc bệnh ung thư từ loại cây dân giã. Ngoài ra, nó còn là bài thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh khác như:
Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc lá trâm bầu giúp lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt. Tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau,giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tác dụng phụ.
Tác dụng lợi mật: Nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, đồng thời kích thích ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Điều trị giun đũa, kim: Mỗi ngày ăn 10-15 (khoảng 14-20g) hạt trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5-10 hạt, khoảng 7-14g), tùy theo độ tuổi. Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn. Điều trị trong 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.
Những điều nên biết về Cây trâm bầu!
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và võ. Thu hái trái Trâm bầu vào mùa thu - đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt, hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, axit oxalic tự do,...
Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10-15 hạt (khoảng 14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (khoảng 7-14g); dùng 3 ngày liền. Nước sắc từ hạt cây trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Lương y Việt Cúc, tên thật là Nguyễn Văn Tám, là vị lương y viết nhiều sách thuốc nhất ở Tiền Giang, có nêu dùng trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng.
Tác dụng kháng ung bướu: kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, giám đốc Viện nghiên cứu ung bướu thuộc bang Arizone (USA) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là Combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên, nhóm nghiên cứu của GS. Pettit đã chứng minh tác dụng của Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung bướu khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung bướu.
Combretastatin có tác dụng ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến các tế bào ung bướu làm cho chúng ở trong tình trạng đói oxygen vì thế các tế bào này không thể phát triển được.
Năm 2000, nhóm nghiên cứu của Đại học Toyama (Japan) cùng với GS. Trần Kim Quy, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tìm ra 7 chất có cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan từ lá trâm bầu có tác dụng ức chế độc tính chủng tế bào ung bướu 26L5. Bên cạnh kết quả kháng ung bướu, nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân lập và xác định được cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có cấu trúc flavovoid như quadrangularol B, kamatakein, trihydroxy-dimetoxyflavon,… có tác dụng chống lại các tác nhân gây tổn thương cho các tế bào gan, nhờ đó lá trâm bầu có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Ngày nay, ven các con kênh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cây Trâm bầu đã dần biến mất do người dân chưa biết hết các công dụng trị bênh cũng như ngăn ngừa bệnh của cây Trâm bầu, hi vọng rằng, qua nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, những kiến thức bổ ích về cây Trâm bầu cho sức khỏe mọi người sẽ được phổ biến rộng rãi.
Post a Comment