Từ ngày 1/1/2016, trẻ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Trong một số trường hợp thẻ có thể thay hộ chiếu.
Chiều 20 /11, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành 76,66%, Quốc hội đã chính thức thông qua qua dự thảo luật căn cước công dân.
Theo đó, từ ngày 1/1/2016 tới chứng minh thư nhân dân (CMTND) sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên, người dưới 14 tuổi vẫn sẽ được cấp đăng ký khai như quy định.
Từ 1/1/2016, đổi chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước công dân.
Thẻ được bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh, gồm thông tin như: ảnh, số thẻ, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau có thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy.
Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Về sự thay đổi tên này, UBTVQH cho biết, tên gọi thẻ Căn cước công dân phù hợp với tên gọi của luật, phù hợp nội dung các thông tin trên thẻ và giá trị sử dụng của thẻ là để chứng minh thông tin căn cước của công dân; đồng thời để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa giấy tờ công dân tiến tới sử dụng thẻ công dân điện tử theo Đề án 896 của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tên gọi này.
Mặt trước của thẻ Căn cước công dân.
Đột phá lớn nhất của luật đó là xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ sở dữ liệu này là những thông tin được cập nhật và chuẩn hóa từ một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành như hộ tịch, cư trú, căn cước công dân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và quản lý nhằm mục đích kết nối, chia sẻ, sử dụng chung.
Trong Cơ sở dữ liệu có thông tin về nhóm máu của công dân nhưng chỉ được nạp vào bộ thông tin khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
Mỗi công dân được cấp một mã số định danh cá nhân riêng, không lặp lại ở người khác.
Tùng Lâm (Người đưa tin)
Post a Comment