Một chế độ ăn uống đúng cách có thể hỗ trợ tốt không kém các loại thuốc với người bị suy tim.
Ăn ít muối
Khi bị suy tim thì sự chuyển hóa nước – muối bị gián đoạn. Trong cơ thể, các ion natri bị giữ lại, điều này dẫn đến việc tích tụ một lượng chất lỏng, gây phù nề và dẫn tới rối loạn hoạt động của tim. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bỏ hẳn dùng muối hay không.
Không uống quá 1-1,2 lít nước/ngày
Bệnh nhân suy tim mỗi ngày chỉ nên uống 1-1,2 lít nước (bao gồm cả canh, nước giải khát…) nhưng cũng không nên uống ít hơn mức trên. Tốt nhất nên giải khát bằng nước trà loãng hoặc nước trái cây. Có thể uống café loãng hoặc café sữa. Với nước rau củ, nên pha một nửa phần nước. Nếu dùng nước khoáng thì không uống quá 1-2 cốc/ngày.
Tăng lượng magie và kali
Trong khi natri tích lại trong cơ thể thì kali bị trôi đi giống như nước làm trôi cát vậy. Ngược lại với natri, kali có tác dụng lợi tiểu mạnh, nghĩa là thúc đẩy sự loại bỏ chất lỏng thừa trong cơ thể. Vì thế, nếu như thiếu kali có thể dẫn đến loạn nhịp tim. Kali rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của cơ tim còn magie cần cho hoạt động của các mạch máu.
Ảnh minh họa.
Khi bị suy tim, có thể bổ sung kali có nhiều trong mơ khô, mận khô,các loại hạt, cám lúa mì, củ cải, khoai tây và bắp cải (nấu hoặc muối chua), súp lơ, cam, quýt, bưởi, ngũ cốc, nho tím và nho đen, quả mâm xôi, việt quất.
Magie có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc và các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ), dưa hấu, rong biển.
Thức ăn nhẹ và chia nhiều bữa nhỏ
Chế độ ăn nên rải đều 5-6 bữa một ngày. Nếu lượng thức ăn vào dạ dày nhiều sẽ gây khó tải không chỉ với hệ tiêu hóa mà còn với toàn bộ hệ tim mạch. Chỉ nên ăn ít một, nhai kỹ bởi miếng lớn sẽ gây kích ứng thực quản và cơ quan phụ cận, trong đó có cơ tim khi nó phải thường xuyên hoạt động với tải trọng nặng nề.
Thực phẩm có tính kiềm
Khi bị suy tim thì sự cân bằng acid – kiềm thường nghiêng về acid. Có thể khôi phục sự cân bằng nhờ các loại sữa, sữa chua, rau củ (củ cải, cần tây, dưa chuột, salad, cà chua), rau xanh, trái cây (lê, táo), quả mọng. Tốt nhân nên ăn rau củ dạng nấu.
Hạn chế đường, đồ ngọt
Đường làm tăng nguy cơ bị phù nề, khiến ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim. Nên hạn chế ăn các đồ ngọt như kẹo, chocolate, bánh gato, bánh ngọt, bánh quy, mật ong, bánh mỳ ngọt, kem. Những thực phẩm này chứa chất béo và hàm lượng calo cao. Nếu thích bạn có thể ăn không quá 4-5 chiếc kẹo hoặc một chút đường, mật ong, mứt.
Giảm chất béo
Chất béo là gánh nặng với gan và tim, đặc biệt nếu bạn thừa cân. Để chế biến đồ ăn, chỉ nên dùng dầu thực vật hoặc dầu ô liu. Thay thế sốt mayonnaise bằng sữa chua không béo nhưng không nên lạm dụng. Lượng dầu thực vật không nên dùng quá 10g/ngày (khoảng 1 thìa cà phê).
Hạn chế thịt nướng, chiến, xúc xích và sản phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay hoặc ướp gia vị. Không dùng các nước sốt và đóng hộp bởi chúng tác động rất xấu đến hoạt động của tim. Có thể thay thế bằng cháo, cá nạc, thịt nạc ở dạng nướng, luộc hoặc hầm, hấp. Sẽ rất tốt nếu ăn rau quả (khoai tây, bắp cải, cà rốt, bí xanh, dưa chuột) và súp rau. Nếu ăn bánh mì thì chỉ nên ăn 2-3 lát. Nên ăn bánh mì khô và vụn bánh mì.
Bạch Dương
Post a Comment